Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:54
RSS

Thực đơn cho người bệnh trĩ, nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thứ năm, 30/05/2024, 15:52 (GMT+7)

Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì có lẽ là nỗi băn khoăn lớn nhất của người bệnh trĩ, bởi chọn thực đơn cho người bệnh trĩ phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Tìm hiểu thực đơn cho người bệnh trĩ

MỤC LỤC:
Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn cho người bệnh trĩ
Người bệnh trĩ nên ăn gì?
Người bị bệnh trĩ không nên ăn gì?
Thuốc Trĩ Đông y – giải pháp cho người bệnh trĩ  

Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn cho người bệnh trĩ

Với người bệnh trĩ, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng. Bởi những người bị trĩ do nguyên nhân từ chế độ ăn uống không khoa học chiếm tỷ lệ không ít.

Do vậy, khi đã phát hiện bệnh thì việc ăn uống như thế nào cho đảm bảo để bệnh không trở nặng là điều mà các bệnh nhân cần phải đặc biệt quan tâm.

Người bệnh trĩ cần lưu ý những nguyên tắc sau khi xây dựng chế độ ăn uống:

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với những người mắc bệnh trĩ. Chất xơ giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt, cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ngay chỉ sau một bữa ăn. Do vậy, với người bệnh trĩ, thực đơn giàu chất xơ sẽ giúp tránh tối đa tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển nặng.

Thực đơn cho người bệnh trĩ không thể thiếu rau xanh

Ăn thức ăn chín mềm, dễ tiêu

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn sau thời gian ngắn. Mà tình trạng táo bón là do chế độ ăn uống không lành mạnh mà ra.

Thế nên, khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh trĩ, nên ưu tiên những thực phẩm tươi ngon, mềm, dễ ăn và dễ tiêu. Thức ăn nấu chín mềm thì càng tốt, tránh những loại đồ ăn khô, khó tiêu, không tốt cho dạ dày và rất có hại đối với người bệnh trĩ.

Không ăn quá no trong một bữa

Ăn quá no sẽ gây đầy chướng bụng, gây áp lực cho ổ bụng không tốt cho người bệnh trĩ. Tốt nhất những người bệnh trĩ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Khi bệnh có biểu hiện nặng thì cần lưu ý ăn uống vừa phải, chỉ ăn đồ dễ tiêu, nhai kỹ, ăn từng ít một.

Uống nhiều nước

Nước là thứ không thể thiếu đối với cả những người khỏe mạnh. Với người bệnh trĩ, nước đóng vai trò thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, làm mềm phân, tránh táo bón.

Người bệnh trĩ nên ăn gì?

Xây dựng thực đơn cho người bệnh trĩ không khó khi bạn biết được thành phần dinh dưỡng và tính chất của thực phẩm hàng ngày. Có rất nhiều loại thực phẩm tốt mà người bệnh trĩ không nên bỏ qua.

Trong đó có các nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm giúp nhuận tràng

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau cải, bắp cải, súp lơ, khoai lang, đậu bắp, su hào,... có thành phần chất xơ dồi dào. Chúng là thực phẩm giúp nhuận tràng tốt, không nên bỏ qua đối với những người đang mắc bệnh trĩ. Rau xanh cũng chứa nhiều thành phần có lợi giúp thanh lọc cơ thể.

Nhóm thực phẩm giúp cải thiện các tổn thương do trĩ

Những loại hoa quả giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, các loại quả mọng nói chung đều rất tốt cho người mắc bệnh trĩ. Các vitamin trong hoa quả cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồi phục nhanh.

Hầu như các loại quả chứa vitamin C đều có thành phần chống lại gốc tự do, giúp làm lành vết thương, tái tạo tế bào, giúp người bệnh trĩ lành vết thương nhanh hơn.

Nhóm thực phẩm chứa protein lành mạnh

Chế độ ăn cho người bệnh trĩ không thể thiếu đạm. Tuy nhiên, đạm từ các loại thịt động vật, nhất là thịt đỏ thì nên hạn chế. Mà thay vào đó thì nên bổ sung protein lành mạnh từ các thực phẩm khác như: sữa, trứng, đậu nành, cá,...

Người bị bệnh trĩ không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm cho người bệnh trĩ đã nêu ở trên, trong thực đơn cho người bệnh trĩ cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn những thực phẩm sau đây, vì chúng có thể kích thích hoặc gây táo bón, làm cho bệnh trĩ nặng thêm.

Thức ăn mặn, có nhiều muối

Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ phải giữ lại nhiều nước để duy trì áp suất osmotic, dẫn đến tình trạng tích nước và phù nề. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu trong hậu môn, gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.

Do đó, người bị trĩ nên giảm thiểu việc ăn các loại thức ăn có chứa nhiều muối như mắm, tương, xúc xích, dưa muối, khoai tây chiên…

Thực đơn cho người bị trĩ nên hạn chế ăn nhiều muối

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo

Các loại thực phẩm giàu dầu mỡ như da, nội tạng, mỡ… có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe Dầu mỡ và chất béo khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành cholesterol, làm tăng lượng mỡ trong máu.

Ngoài ra, dầu mỡ và chất béo cũng có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy, làm tổn thương niêm mạc hậu môn và gây viêm nhiễm.

Đồ ăn cay nóng

Các loại gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi… có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị trĩ, việc ăn cay sẽ làm kích thích các dây thần kinh trong hậu môn, gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, rát, đau…

Ngoài ra, ăn cay cũng có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy, làm tổn thương niêm mạc hậu môn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh trĩ nên tránh xa thực phẩm cay nóng

Các chất kích thích

Cà phê, trà, rượu, bia, thuốc lá… là những chất kích thích thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những chất này có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bị trĩ.

Cà phê và trà có chứa caffeine, một chất có tác dụng làm co cơ trơn, làm giảm sự co bóp của ruột và gây ra táo bón. Rượu, bia và thuốc lá có chứa các chất gây nghiện, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm suy yếu các mô liên kết và làm giảm độ đàn hồi của các mạch máu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.

Ngoài việc xây dựng thực đơn lành mạnh, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. Có thời gian biểu làm việc, học tập và nghỉ ngơi điều độ. Đặc biệt là luyện tập thể dục vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Tránh ngồi làm việc một chỗ quá lâu khiến bệnh nặng thêm. Người bệnh cũng cần kết hợp dùng thuốc điều trị bệnh để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Trĩ Đông y – giải pháp cho người bệnh trĩ

Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, từ các thảo dược như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen (hạt), Ý dĩ…

Bài thuốc có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Do vậy, bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Hiện nay, bài thuốc trĩ Đông y đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén (ví dụ Thuốc Trĩ Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg 
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg 
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg 
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg 
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg 
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg 
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg 
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg 
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg 
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng 
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
 
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
 
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại