Người đang bị bệnh trĩ vẫn có thể chạy bộ, đi bộ hoặc duy trì tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng. Bởi việc chạy bộ không những không ảnh hưởng tới bệnh trĩ, cũng không làm cho bệnh tiến triển xấu đi. Ngược lại, đây là hình thức vận động cực kỳ tốt và phù hợp cho người bị bệnh trĩ. Nếu duy trì tần suất phù hợp và chạy bộ đúng cách có thể giúp sự lưu thông máu tại tĩnh mạch hậu môn được cải thiện, khiến các dấu hiệu của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có thể giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chạy quá nhanh, quá mạnh vì có thể làm gia tăng áp lực quá mức lên vùng tĩnh mạch trực tràng hậu môn và khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Xem thêm: Bị trĩ có nên tập thể dục và nên tập như thế nào?
Cụ thể hơn thì việc chạy bộ và đi bộ sẽ đem lại các công dụng sau đây tới người bệnh trĩ:
Để việc chạy bộ có thể đem tới hiệu quả tích cực cho tình trạng trĩ, bạn sẽ cần thực hiện một số biện pháp trước, trong và sau khi chạy. Cụ thể như sau:
- Mặc quần áo thoáng mát: Trước khi chạy, hãy lựa chọn những trang phục thích hợp, nên là quần áo thoáng mát với chất liệu dễ thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, không nên mặc quần áo bó sát vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch gần hậu môn.
- Bổ sung chất xơ: Không chỉ trước khi chạy mà cả trong thói quen ăn uống, bạn nên bổ sung thêm chất xơ như rau củ, trái cây để làm giảm căng tức đại tràng, hạn chế táo bón, qua đó cũng giúp hành trình chạy bộ thoải mái hơn.
- Hidrat hóa đúng cách: Việc nạp nước là rất cần thiết trước khi chạy, đặc biệt là với thể trạng của người bệnh trĩ. Do đó, người bệnh nên "hidrat hóa" bằng việc cung cấp nước cho cơ thể, tránh mất nước khi đang chạy.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Người chạy bộ cũng nên dùng một chút kem hoặc gel dưỡng ẩm vào vùng hậu môn. Qua đó giúp làm giảm kích ứng nếu quá trình chạy bị tiết mồ hôi.
- Thở đúng cách: Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên thở bằng bụng trong quá trình chạy bộ để giúp cơ thể có thể nạp thêm nhiều oxy hơn, nhờ đó mà cơ thể cũng đỡ mệt hơn khi chạy. Ngoài ra thởi đúng cách trong khi chạy cũng tránh được tình trạng kích thích tĩnh mạch ở hậu môn, búi trĩ.
Cách thở bằng bụng khi chạy bộ như sau:
- Giữ nước: Trong khi đang chạy bộ, bạn có thể uống nước nhưng với từng ngụm nhỏ để tránh cơ thể bị mệt mỏi, thiếu nước. Nếu bạn chạy bộ trong ngày hè nóng nực, bạn có thể tăng lượng nước bổ sung trong khi chạy lên để bù đắp lượng nước đã mất.
Bạn cần chú ý là trước khi chạy bộ khoảng 2 tiếng cũng nên bổ sung một chút nước (khoảng 300-400ml) để tránh mất nước trong quá trình chạy. Tuy nhiên, không nên uống nước nhiều ngay trước khi chạy bộ vì có thể làm xóc bụng, ảnh hưởng đến quá trình chạy.
Ngoài ra, sau khi chạy bạn cũng có thể bổ sung thêm nước nhưng không được uống quá nhiều nước cùng một lúc. Mỗi lần bổ sung nước, nên uống một lượng nước nhỏ (khoảng 400 - 500ml) để tránh gây hại cho sức khỏe
- Thay quần áo sạch: Bạn nên thay đồ lập tức nếu như bị ra nhiều mồ hôi, vì mồ hôi có thể khiến trĩ bị kích ứng, gây ngứa ngáy và khó chịu hơn.
- Vệ sinh và tắm rửa: Sau khi tập luyện xong, bạn đừng quên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ toàn bộ cơ thể, vùng hậu môn để tránh vi khuẩn hoặc vi sinh vật có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm búi trĩ hoặc hậu môn.
Tuy mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu chạy bộ không đúng cách có thể làm phản tác dụng, gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu khi chạy bộ dành cho người bệnh trĩ:
Không cần phải kiêng khem quá mức việc chạy bộ cũng như vận động khi bạn đang bệnh trĩ. Áp dụng các biện pháp an toàn trong quá trình chạy bộ thì không hề ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, mà ngược lại sẽ giúp quá trình trị bệnh trĩ có hiệu quả tốt hơn. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn khi chạy bộ nhé.