Thầu dầu tía là loài cây được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, có chiều cao khoảng 6-7 cm. Lá thường có màu tím, viền lá có răng cưa. Y học cổ truyền thường dùng thân, lá hoặc hạt để chữa bệnh. Đặc biệt là lá và hạt cây thầu dầu có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Cụ thể như sau:
Theo Y học cổ truyền, thầu dầu có vị cay ngọt, tính bình có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu. Sử dụng lá thầu dầu có tác dụng tăng cường hoạt động của đại tràng và ruột non. Và nhờ đó giảm tình trạng táo bón.
Theo Y học hiện đại, lá cây thầu dầu chứa thành phần axit tactric, axit citric, ricin… có tác dụng kháng khuẩn, thu nhỏ kích thước của búi trĩ và làm giảm viêm vùng hậu môn.
Để giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ và ngăn không cho búi trĩ tiến triển nặng thêm, bạn có thể đắp trực tiếp lá thầu dầu vào búi trĩ.
Cách làm như sau:
Mỗi ngày có thể thực hiện theo cách này khoảng 1-2 lần, và liên tục trong 4 tuần sẽ thu được hiệu quả rõ rệt.
Nếu đang bị đau rát vùng hậu môn thì bạn không thể bỏ qua mẹo dùng hạt thầu dầu tía và con học trò nước.
Cách thực hiện như sau:
Không nên thực hiện biện pháp này khi bạn đang bị đau đầu hoặc gặp các vấn đề liên quan đến não bộ (tiền đình, thiếu máu não).
Lá vông nem có tác dụng ức chế sự phát triển về kích thước của búi trĩ, giảm tình trạng táo bón. Sự kết hợp giữa lá vông nem và thầu dầu tía có tác dụng cải thiện bệnh trĩ, giảm kích thước búi trĩ và giúp người bệnh trĩ nhanh khỏi bệnh hơn.
Cách dùng lá thầu tía và lá vông nem để chữa bệnh trĩ như sau:
Chú ý không nên hơ bọc nguyên liệu quá nóng vì có thể làm tổn thương, hoặc bỏng vùng da bên ngoài hậu môn.
Sử dụng kết hợp lá thầu dầu tía và rau dừa cạn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn là khi dùng đơn lẻ từng nguyên liệu. Hỗn hợp này giúp làm săn búi trĩ, giảm cảm giác đau rát khó chịu vùng hậu môn cho người bệnh trĩ.
Dưới đây là hướng dẫn cách dùng lá thầu dầu tía và rau dừa cạn như sau:
Khi bị bệnh trĩ, niêm mạc hậu môn rất dễ bị tổn thương và viêm, do đó nên rửa vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày. Và bạn có thể dùng lá thầu dầu tía để làm sạch hậu môn.
Các bước thực hiện như sau:
Việc sử dụng lá thầu dầu có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu bạn không chú ý đến những vấn đề như sau:
Dùng quá nhiều lá thầu dầu hay quá ít cũng đều không phát huy được tối đa tác dụng, hoặc có thể gây ra tác dụng phụ tới sức khỏe. Vì vậy, bạn nên dùng chúng theo đúng hướng dẫn trên để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Hậu môn là vị trí rất dễ bị nhiễm khuẩn, và nếu không được làm vệ sinh kỹ thì việc dùng thầu dầu sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn nên rửa sạch hậu môn trước khi dùng thầu dầu để chữa trĩ, khi đó các dưỡng chất có trong lá thầu dầu sẽ dễ dàng thấm qua niêm mạc hậu môn và đem lại tác dụng điều trị.
Chỉ sử dụng thầu tại vùng da bên ngoài hậu hoặc búi trĩ. Không được nhai hoặc uống thầu dầu bởi chất độc ricin có trong vỏ hạt thầu có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, và gây độc cho cơ thể.
Sử dụng thầu dầu mà “bữa đực bữa cái”, bỏ cuộc giữa chừng thì không thể mang lại hiệu quả tối ưu. Bạn nên kiên trì áp dụng phương pháp ít nhất 2-3 tháng để nhận thấy rõ sự cải thiện tình trạng bệnh.
Trong số các loại thầu dầu thì chỉ có thầu dầu tía mới có tác dụng điều trị trĩ và không gây hại tới người dùng. Còn các loại thầu dầu còn lại ít nhiều đều chứa chất độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Việc sử dụng lá thầu dầu trong điều trị bệnh trĩ thường mang lại hiệu quả không cao, không phải là biện pháp điều trị chính. Do vậy, trong quá trình chữa bệnh, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để giải quyết tình trạng bệnh.