Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:34
RSS

8 cách giảm đau nhanh do bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

Chủ nhật, 24/12/2023, 07:51 (GMT+7)

Một trong những triệu chứng khó chịu nhất là người bệnh trĩ vô cùng khốn khổ khi trải qua, đó là cảm giác đau đớn, nhức nhói tại hậu môn. Đây là biểu hiện bệnh trĩ đang tiến triển xấu đi, do đó ngoài việc làm giảm cơn đau tạm thời thì người bệnh nên tới bệnh viện để có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

I - Đâu là lý do gây đau đớn khi bị trĩ?

Trĩ là hiện tượng bất thường liên quan đến tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức, ngoài ra còn hình thành nên các búi trĩ. Ở người bị trĩ nội, cơn đau trĩ thường liên quan đến việc người bệnh đi ngoài rặn quá mạnh khiến cho sự phình giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên nghiêm trọng, ngoài ra chất thải khi đi qua búi trĩ cũng gây ra sự co sát mạnh mẽ làm cho các búi trĩ kích ứng gây đau rát.

Người mắc bệnh trĩ ngoại thường bị đau trĩ do niêm mạc trĩ bị tổn thương làm cho vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật tấn công vào vị trí này gây viêm, sưng. Chưa kể việc búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn phát triển, cọ sát với quần áo cũng có thể gây đau đớn.

Ngoài ra, tình trạng sưng đau búi trĩ còn có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Do mới phẫu thuật cắt trĩ: Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người mới phẫu thuật cắt trĩ đó là người bệnh cảm thấy sưng đau, thậm chí tại vị trí mổ còn có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
  • Do trĩ huyết khối: Đây là tình trạng lưu lượng dòng chảy máu qua tĩnh mạch hậu môn bị suy giảm do sự cản trở của cục máu đông. Từ đó dẫn đến biến chứng búi trĩ sưng, đau hoặc thậm chí là chảy máu.
  • Do trĩ phát triển mạn tính: Cơn đau trĩ hoặc búi trĩ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi mà người bệnh mắc trĩ mạn tính (tức là trĩ bắt, triệu chứng này có thể kéo dài trên 3 tháng và đi kèm với nhiều vấn đề nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau trĩ

Tình trạng viêm, huyết khối hoặc trĩ nặng sẽ bắt đầu gây đau rát tại hậu môn

II - Những cách làm giảm cơn đau trĩ hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà

1. Chườm túi trà ấm

Chườm bằng túi trà ấm sẽ giúp bạn xoa dịu được cơn đau búi trĩ một cách nhanh chóng. Ngoài ra hơi ấm từ túi trà cũng cải thiện được tuần hoàn máu vùng hậu môn, giúp giảm đau và sưng tấy cho búi trĩ.

2. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm là biện pháp đau trĩ phổ biến, bởi cách làm này có thể làm giảm áp lực lên búi trĩ, thúc đẩy lưu thông khí huyết tại hậu môn. Và nhờ đó khắc phục được cơn đau tại vùng bị trĩ.

Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau: Đổ nước ấm vào chậu lớn hoặc bồn tắm, sao cho mực nước cao từ 10-15 cm. Sau đó, ngồi vào chậu nước hoặc bồn tắm, sao cho đầu gối hơi cao so với hậu môn để nước ấm dễ đi vào hậu môn nhằm dễ dàng phát huy tác dụng.

Ngâm hậu môn, ngâm búi trĩ trong nước ấm nóng

Ngâm nước ấm có thể giúp giảm kích ứng, giảm đau đớn do trĩ gây ra

3. Dùng đá để chườm lạnh

Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp mạch máu vùng hậu môn co lại, giảm sự căng giãn và phồng lên của tĩnh mạch hậu môn.

Cách dùng đá để chườm lạnh như sau: Chuẩn bị 1 viên đá nhỏ có kích thước nhỏ. Dùng tấm khăn mềm sạch bọc viên đá này, sau đó chườm lên hậu môn trong khoảng 15-20 phút. Nếu vẫn còn cảm thấy khó chịu, đau búi trĩ thì có thể tiến hành lần thứ hai, tuy nhiên cần cách lần đầu khoảng 15 phút.

4. Tránh ngồi quá lâu, đứng đi lại sau mỗi 5 phút

Nếu công việc phải ngồi kéo dài và bạn thường xuyên cảm thấy đau tức hậu môn thì bạn cần thường xuyên đứng lên và đi lại. Cụ thể là cứ sau mỗi giờ, bạn lại đi bộ khoảng 3-5 phút để làm giảm áp lực tĩnh mạch trực tràng - hậu môn và đồng thời giảm đau tức vùng búi trĩ.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số hình thức vận động và tập luyện để giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng hậu môn, hỗ trợ quá trình đào thải phân ra ngoài, ngăn ngừa táo bón.

Vận động nhẹ sau khoảng vài phút

Vận động đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 5 phút thay vì ngồi liên tục

5. Giảm áp lực lên búi trĩ

Sự gia tăng áp lực lên búi trĩ là một trong những nguyên phân phổ biến gây ra đau trĩ, tăng áp lực lên búi trĩ thường thường diễn ra khi người bệnh ngồi quá lâu hoặc thực hiện tư thế sai trong sinh hoạt. Và để hạn chế áp lực lên búi trĩ, bạn cần giữ tư thế nằm sấp trên một mặt phẳng mềm hoặc nằm ngửa và co chân trong vài phút.

6. Bôi kem dưỡng ẩm

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để khắc phục tình trạng niêm mạc hậu môn-trực tràng trở nên khô nứt nẻ, từ đó hạn chế đau nhức tại vị trí này do những tổn thương mà bệnh trĩ gây ra.

7. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp như đã kể trên mà vẫn không thể cải thiện hoặc bệnh trĩ ở mức độ nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thì lúc này bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật cắt trĩ.

Phẫu thuật trĩ có ưu điểm đó là có thể giảm nhanh triệu đau trĩ, ngăn ngừa tái phát, dễ dàng loại bỏ trĩ chỉ trong thời gian ngắn. Thế nhưng phương pháp này lại khá tốn kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

Hiện nay có các hình thức phẫu thuật trĩ đang được áp dụng bao gồm: Cắt trĩ Longo, Whitehead, Milligan Morgan, triệt mạch trĩ THD…

Cắt trĩ khi quá đau

Cơn đau ở mức độ nặng cần can thiệp phẫu thuật

III - Bị đau trĩ nên dùng thuốc gì?

1. Các loại thuốc Tây y

Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu khi xuất hiện cơn đau trĩ ở hậu môn, trước mắt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, ibuprofen, trimebutin… Mặc dù cách này có thể giảm đau do trĩ cấp tốc nhưng không nên vì thế mà lạm dụng, vì có thể gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không thể điều trị từ căn nguyên bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng đau do bệnh trĩ gây ra. Ví dụ như:

  • Thuốc chống viêm: hạn chế viêm nhiễm vùng hậu môn, hạn chế nứt kẽ hậu môn và tắc mạch trĩ do viêm gây ra.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người mắc bệnh trĩ bị đau do nhiễm khuẩn gây sưng viêm niêm mạc hậu môn thì có thể dùng các loại thuốc kháng sinh. Thời gian sử dụng ít nhất là trong 7 ngày.
  • Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân: Trong trường hợp táo bón quá nặng, phải rặn mạnh mỗi lần đi vệ sinh và gây đau trĩ thì bạn nên dùng thêm thuốc nhuận tràng. Ví dụ như thuốc sorbitol, macrogol…

2. Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 chữa bệnh trĩ

Muốn hết đau trĩ thì trước hết người bệnh cần được điều trị tích cực bệnh trĩ, thế nhưng bệnh trĩ thường có tính chất tái phát nhiều lần, có thể diễn biến nhanh chóng khó lường.

Theo Đông Y, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ đó là cơ địa của người bệnh suy giảm, khiến cho vùng tĩnh mạch hậu môn dễ bị tổn thương, dễ phình giãn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, muốn chữa được bệnh trĩ và đẩy lùi cơn đau trĩ thì trước tiên người bệnh cần được cải thiện cơ địa. Thế nhưng, các biện pháp điều trị trĩ hiện nay vẫn chưa thể tác động được vào cơ địa.

Duy nhất trên thị trường chỉ có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có tác dụng nâng cao cơ địa của người bệnh, giải quyết nguyên nhân gây bệnh trĩ và giảm nhanh các cơn đau trĩ. Không những vậy, sản phẩm giúp còn đem lại hiệu quả vượt trội trong việc co búi trĩ, ngăn ngừa tái phát đến vài năm (nếu dùng đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên).

Có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương, bạn sẽ không còn lo lắng cơn đau trĩ, khắc phục được hầu hết nguyên nhân gây ra trĩ, mà giúp tăng cường sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương còn đặc biệt an toàn cho sức khỏe người dùng, tất cả các nguyên liệu có trong sản phẩm đều chiết xuất từ thảo dược, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe theo quy định của Bộ Y tế.

Ngự y mật phương 15

Giảm triệu chứng trĩ bằng viên Trĩ Ngự Y Mật Phương 15

IV - Phải làm sao để hạn chế bị đau do bệnh trĩ?

Cơn đau do trĩ có thể phòng ngừa từ sớm nếu bạn áp dụng các biện pháp như sau:

1. Bổ sung thường xuyên chất xơ

Bổ sung chất xơ là biện pháp quan trọng giúp làm giảm táo bón, tăng cường nhu động đường tiêu hóa và hạn chế tình trạng phải rặn mạnh mỗi khi đi ngoài. Từ đó giúp hạn chế các cơn đau do trĩ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành nên bổ sung khoảng 20-40 gam chất xơ mỗi ngày để giúp đại tiện đi ngoài dễ dàng hơn.

Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hoạt động hệ tiêu hóa: Khoai lang, yến mạch, súp lơ xanh, các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt chia), trái cây (dâu tây, việt quất, dưa hấu, chuối, bơ).

Ăn uống đủ chất xơ để tránh bị đau trĩ

Rau củ quả là nguồn chất xơ phổ biến nhất

2. Uống đủ nước mỗi ngày

Cơn đau trĩ thường xuất hiện phần lớn là do quá trình đại tiện khó khăn, vì vậy bạn nên uống đầy đủ nước mỗi ngày (1.5-2 lít nước) để giúp đại trực tràng co bóp, tống đẩy chất thải được dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng táo bón và phòng ngừa cơn đau trĩ.

3. Không nhịn hoặc rặn khi đi vệ sinh

Cơn đau trĩ sẽ tăng mạnh hơn khi bạn rặn mạnh hoặc nhịn đại tiện, vì vậy khi “đi nặng” hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và không rặn mạnh. Khi đại tiện, bạn nên chú ý tư thế đúng cách như sau:

  • Ngồi thoải mái trên bồn cầu, không chống tay vào đùi.
  • Nên đặt chân lên một chiếc ghế nhỏ, để phần lưng và phần đùi tạo với nhau một góc khoảng 40 độ, đây là tư thế giúp bạn dễ dàng đại tiện hơn.

Ngoài ra, hãy hạn chế việc nhịn đi ngoài bởi vì điều này có thể làm nặng thêm mức độ bệnh trĩ và khiến cho phân lưu trữ lâu ngày trong đại trực tràng bị khô, khó đào thải ra ngoài hơn.

4. Dùng giấy vệ sinh thích hợp

Với những người bệnh trĩ thì nên sử dụng các loại giấy vệ sinh có chất liệu mềm mại, dễ thấm hút nước, không chứa chất tẩy trắng hoặc các hóa chất có hại gây kích ứng niêm mạc vùng hậu môn.

Nếu bạn sử dụng giấy vệ sinh quá cứng cũng có thể gây cọ sát mạnh vào bề mặt búi trĩ, gây xước hoặc thậm chí là chảy máu búi trĩ, kèm theo cảm giác đau đớn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn sử dụng giấy vệ sinh thích hợp.

Ngồi vệ sinh và dùng giấy phù hợp

Người bệnh nên lưu ý hơn về vấn đề vệ sinh

5. Tư thế ngồi hợp lý cho người bị trĩ

Người bệnh trĩ nên ngồi ngay ngắn và thoải mái trên ghế, tránh ngồi nghiêng hoặc bắt chéo chân vì đây đều là tư thế không có lợi cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, bởi vì sẽ tạo ra áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng hậu môn và làm cho cơn đau trĩ dữ dội hơn.

6. Dùng đệm mềm để ngồi

Những người bệnh trĩ nếu phải làm các công việc thường xuyên ngồi một chỗ, điển hình như nhân viên văn phòng, thì nên chuẩn bị sẵn một tấm đệm mềm đặt vào ghế ngồi. Điều này để tránh cho vùng hậu môn cọ sát vào mặt ghế cứng và gây ra cơn đau trĩ.

Trong quá trình sử dụng đệm mềm, bạn nên thường xuyên giặt giũ và làm sạch đệm để tránh cho vi khuẩn tích tụ và gây hại tới vùng hậu môn.

Không chỉ có vậy, người bệnh còn nên sử dụng quần lót hoặc quần mặc bên ngoài với chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi. Những trang phục như vậy sẽ hạn chế cọ sát vào hậu môn và búi trĩ, giúp phòng ngừa cơn đau.

Ngồi đệm lót mềm, phòng tránh đau rát do kích ứng trĩ

Người bị trĩ có thể chọn loại nệm bánh rán để hậu môn tránh bị kích ứng

7. Thể dục thể thao thường xuyên

Việc vận động thường xuyên sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu qua vùng hậu môn, giảm hiện tượng giãn tĩnh mạch trĩ và ngăn ngừa cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn giúp nâng cao đề kháng, giúp người bệnh không còn mệt mỏi, tinh thần thoải mái hơn để đại tiện nhanh chóng hơn.

Hàng ngày bạn chỉ cần tập luyện trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng là đã có thể giảm đau và phòng ngừa cơn đau trĩ.

Hy vọng rằng thông qua những điều mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được chứng đau trĩ, giúp lấy lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại