Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:12
RSS

Giải đáp: Bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, phân loại và triệu chứng

Thứ năm, 21/12/2023, 07:43 (GMT+7)

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhưng nhiều người lại lơ là do tâm lý ngại ngùng. Tìm hiểu bệnh trĩ là gì sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Tìm hiểu bệnh trĩ là gì và các thông tin về bệnh

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên.
Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do một số nguyên nhân sau:
 
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
 
Nguyên nhân gây bệnh trĩ rất đa dạng

3. Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids).
 
Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
 
Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
 
Ngoài ra, dựa vào sự tiến triển của búi trĩ, bệnh trĩ còn được phân loại theo mức độ từ 1 đến 4.
 
Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
 
Ngoài vị trí, trĩ còn được chia thành 4 mức độ

4. Triệu chứng của bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
 
Chảy máu
 
Ban đầu có thể thấy một lượng ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
 
Chảy máu là triệu chứng điển hình của trĩ
 
Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn
 
Do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn nên gây ra cảm giác ngứa, cảm giác này khá khó chịu gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống sinh hoạt.
 
Đau
 
Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt, tắc hoặc nghẹt hậu môn.
 
Ngoài ra, có thể bạn sẽ gặp sưng vùng quanh hậu môn, thấy có khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau.

5. Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau.
 
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
 
Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê, ... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
 
Uống nhiều nước
 
Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
 
Uống nhiều nước giúp phòng ngừa trĩ hiệu quả
 
Không rặn mạnh khi đi cầu
 
Khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu. Vì vậy khi đi cầu tốt nhất người bệnh trĩ không nên rặn mạnh.
 
Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu
 
Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
 
Tập thể dục
 
Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. 
 
Tránh ngồi lâu
 
Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
 
Sử dụng thuốc trĩ Đông y
 
Trĩ là bệnh lâu dài nên rất khó để điều trị nhanh trong thời gian ngắn, các phương pháp phẫu thuật thường tốn kém và gây nhiều đau đớn. 
 
Ngược lại, với thành phần hoàn toàn từ dược liệu và ra đời từ các bài thuốc Đông y, thuốc trĩ Đông y an toàn, giá thành hợp lí mà vẫn đảm bảo hiệu quả. 
 
Người bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng thuốc trĩ Đông y (ví dụ Thuốc Trĩ Nhất Nhất). Sản phẩm có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Tác dụng 

Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại