I - Thế nào là bệnh trĩ?
Trĩ là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng niêm mạc hậu môn bị giãn ra, ứ tắc máu khiến chúng phình to theo thời gian tạo thành búi trĩ. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh là chảy máu, sưng tấy, táo bón…Trĩ ở giai đoạn đầu chưa gây ra nhiều bất biện, khó khăn cho người bệnh. Nhưng càng về sau trĩ gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng của trĩ tới đời sống sinh hoạt ngày một nhiều hơn. Thậm chí còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: Sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, hoại tử…
Tùy vào vị trí nơi hệ thống tĩnh mạch bị phình to, giãn ra mà người ta đã phân chia bệnh trĩ làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là trường hợp các búi trĩ được hình thành ở bên trong hậu môn, trĩ ngoại là búi trĩ được hình thành bên ngoài hậu môn, trĩ hỗn hợp là trường hợp búi trĩ có thể xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài.
II - Nhận biết các giai đoạn của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thông qua biểu hiện
1. Các giai đoạn của bệnh trĩ nội
Trĩ nội được chia làm 4 giai đoạn (cấp độ) cụ thể như sau:
- Trĩ nội giai đoạn 1: Là giai đoạn các đám rối tĩnh mạch bắt đầu bị sưng và giãn ra, khởi phát cho việc hình tành búi trĩ. Lúc này, búi trĩ chỉ có kích thước rất nhỏ, nằm tận sâu phía trên đường lược, chưa bị sa ra ngoài hậu môn. Hầu như người bệnh không thể phát hiện ra trĩ nội cấp độ 1 bằng mắt thường. Trong quá trình đi đại tiện có thể xuất hiện một vài vệt máu tươi trên phân nhưng rất ít và không cảm thấy đau. Tuy nhiên bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, hơi cộm cộm bên trong hậu môn.
- Trĩ nội giai đoạn 2: Các biểu hiện ở giai đoạn 2 sẽ rõ ràng hơn. Lúc này búi trĩ nội trong hậu môn đã phát triển lớn hơn có thể bị sa ra ngoài nếu cố gắng rặn mạnh trong lúc đi đại tiện nhưng sau đó sẽ tự co lên. Ngoài ra, lượng máu cũng chảy nhiều hơn so với giai đoạn 1.
- Trĩ nội giai đoạn 3: Đây là giai đoạn trĩ bắt đầu trở nặng, các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Búi trĩ sa xuống nhiều trong lúc đi đại tiện khiến người bệnh phải dùng tay đẩy lên vì không thể tự co lên được. Máu tươi cũng chảy với số lượng nhiều có thể bắn thành dòng hoặc chảy nhỏ giọt, hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy ẩm ướt. Cảm giác đau rát, khó chịu xuất hiện ngay cả khi đứng, đi lại hoặc ngồi lâu.
- Trĩ nội giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài và không thể đẩy lên được khiến người bệnh chịu nhiều khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, dịch nhầy hậu môn tiết ra trở nên nhiều hơn, máu có thể chảy bất kỳ lúc nào với số lượng lớn. Giai đoạn này người bệnh còn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm của trĩ như: nhiễm trùng, tắc mạch, hoại tử…
2. Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại
Tương tự như nội, trĩ ngoại cũng được chia làm 4 giai đoạn như dưới đây:
- Trĩ ngoại giai đoạn 1: Búi trĩ mọc ở ngay rìa hậu môn có thể cảm nhận được bằng tay, hoặc nhìn qua gương. Ở giai đoạn này, chưa gây đau và ít chảy máu, người bệnh chỉ cảm giác hơi cộm ở hậu môn.
- Trĩ ngoại giai đoạn 2: Búi trĩ bắt đầu phát triển to dần gây đau và khó chịu, đặc biệt là những lúc đi đại tiện, máu tươi cũng xuất hiện nhiều dần. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao bị tắc nghẽn hậu môn, nhiễm trùng, hoại tử hậu môn…
- Trĩ ngoại giai đoạn 3: Ở giai đoạn này búi trĩ đã phát triển ngày càng lớn. Trĩ ngoại độ 3 gây tắc nghẽn hậu môn, mức độ đau đớn trở nên nặng hơn nhiều. Ngoài ra, hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy gây khó chịu, ngứa ngáy, tạo ra mùi khó chịu và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Chưa kể giai đoạn 3 của trĩ ngoại còn dễ hình thành các trĩ huyết khối, gây ra các cục máu đông tiềm tàng nguy hiểm tới sức khỏe
- Trĩ ngoại giai đoạn 4: Tương tự như trĩ nội thì đây cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Búi trĩ to, sưng tấy và cực kỳ dễ bị kích ứng nên có thể bị nhiễm trùng, lở loét khiến người bệnh đau đớn, khó chịu vô cùng. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh như đi, đứng, ngồi, nằm…
III - Cách điều trị bệnh trĩ phù hợp theo từng giai đoạn
1. Chữa bệnh trĩ cấp độ 1, 2 (giai đoạn trĩ cấp tính)
Đây là 2 giai đoạn đầu của bệnh trĩ, việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hồi phục hơn. Điều trị nội khoa được ưu tiên dùng cho 2 giai đoạn này, bao gồm việc dùng thuốc tây y, thuốc đông y và phòng ngừa bệnh tại nhà.
- Thuốc Tây y: Thuốc bôi, thuốc mỡ, kem bôi… giúp xoa dịu các triệu chứng của trĩ. Tuy nhiên do không chú trọng điều trị nguyên nhân nên có tỉ lệ tái phát khá cao.
- Thuốc Đông y: Viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, ngoài việc giúp giảm nhanh tình trạng: Sưng tấy, chảy máu, đau rát, giúp búi trĩ co và teo lại còn giúp tăng sức bền cho mạch máu ở vùng hậu môn trực tràng, ngăn ngừa mạch máu bị giãn ra tạo thành búi trĩ vì vậy mà hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Đây là sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 nên có hiệu quả vượt trội, nhiều trường hợp hiệu quả còn có thể cạnh tranh được với tân dược.
- Ngoài việc dùng các thuốc người bệnh cũng nên kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt như: Tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đứng, ngồi lâu, đi vệ sinh đúng cách… để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
2. Chữa bệnh trĩ cấp độ 3, 4 (giai đoạn trĩ mạn tính)
Đây là giai đoạn trĩ nặng, người bệnh thường xuyên trong tình trạng khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, có trường hợp còn đã xuất hiện biến chứng khiến việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị dài.
Nếu điều trị nội khoa, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên búi trĩ ở giai đoạn 3 và 4 này có kích thước lớn nên việc dùng thuốc để loại bỏ chúng khá khó khăn.
Vậy nên, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ như: Thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ…Tùy vào tình trạng, điều kiện của người bệnh sẽ áp dụng phương pháp riêng sao cho phù hợp nhất với người bệnh.
Các biện pháp trên tuy giúp loại bỏ nhanh chóng búi trĩ nhưng việc hồi phục cần thời gian dài, quá trình điều trị cũng ít nhiều gây đau đớn và tỉ lệ tái phát khá cao.
Để ngăn trĩ trĩ tái phát, sau khi phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm giúp tăng sức bền thành mạch máu như viên trĩ Ngự y mật phương để ngăn ngừa tái phát.
IV - Nên làm gì để hạn chế bệnh trĩ tiến triển nặng?
Để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể áp dụng một số cách phòng tránh bệnh trĩ dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Đặc biệt, nên bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
- Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống gây kích ứng niêm mạc hậu môn: Bia, rượu, cà phê…
- Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc bắt buộc hãy thường xuyên đi lại để giảm nhẹ áp lực cho hậu môn.
- Thường xuyên luyện tập, vận động nhẹ nhàng, hợp lý để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Một số bài tập phù hợp với người bệnh trĩ như: Đi bộ, yoga, bơi lội…
- Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng táo bón. Nên uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết các giai đoạn của bệnh trĩ (Cấp độ trĩ nội & trĩ ngoại). Dù là ở giai đoạn nào ngay sau khi phát hiện, cần nhanh chóng tìm phương pháp điều trị đúng cách để loại bỏ bệnh.