I - Cây lộc vừng có tác dụng chữa bệnh trĩ không?
Cây lộc vừng hay còn gọi là cây hắc chi ma, dầu ma, được dùng như một loại cây trang trí cũng như có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Mặt khác, lộc vừng cũng được dân gian tận dụng như một loại thảo dược quý nhờ công dụng hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng bệnh cực kỳ hiệu quả.
Theo Đông y, cây lộc vừng có vị ngọt, tính bình có tác dụng nhuận tràng, sinh tân dưỡng phát, bổ huyết, bổ can thận, thông nhĩ. Nhờ đó hay được dùng cho các trường hợp: Trĩ, táo bón, thiếu máu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, kiết lỵ,đi tiểu ra máu, ù tai.
Theo Tây y, cây lộc vừng chứa nhiều hoạt chất rất có lợi cho người bị trĩ như glucosid triterpenoid và tanin giúp cầm máu, bổ máu, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, trong cây lộc vừng còn có saponin, chất này có tác dụng sát trùng nhờ đó ngăn ngừa viêm nhiễm, lở loét và hỗ trợ làm lành các vết thương.
II - 3 cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả không tưởng
Cách 1: Đắp lá lộc vừng
Cách này giúp các hoạt chất có trong lá thẩm thấu trực tiếp từ đó mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 1 nắm lá lộc vừng đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Giã nát rồi đem đắp trực tiếp lên hậu môn khoảng 15-20 phút.
Lưu ý: Trước và sau khi đắp xong cần rửa hậu môn thật sạch sẽ và lau khô.
Cách 2: Uống nước ép hoặc ăn sống lá lộc vừng
Lá lộc vừng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng tấy rất tốt. Ăn lá lộc vừng hoặc uống nước ép không chỉ cải thiện bệnh trĩ hiệu quả mà còn ngăn ngừa trĩ tái phát.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lộc vừng đem rửa thật sạch và ngâm qua với nước muối loãng.
- Ăn trực tiếp lá lộc vừng sống hoặc xay với nước lọc để uống.
Cách 3: Sử dụng hạt lộc vừng kết hợp thảo dược
Ngoài sử dụng lá, bạn cũng có thể tận dụng hạt cây lộc vừng cùng với các loại thảo dược giúp cải thiện bệnh trĩ khác để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện như sau:
- Nguyên liệu cần có gồm: Hạt lộc vừng, hà thủ ô đỏ, ngưu tất mỗi vị 50g.
- Đem xay nhuyễn các nguyên liệu trên thành bột mịn.
- Trộn đều các dược liệu với nhau rồi vo tròn thành viên, mỗi viên khoảng 10g.
- Bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín.
- Dùng ngày 3 lần mỗi lần 3 viên cho đến khi thấy phân mềm thì dừng.
III - Những lưu ý khi dùng cây lộc vừng trị bệnh trĩ tại nhà
Trong quá trình điều trị trĩ tại nhà người bệnh cần lưu ý những điều sau để có được hiệu quả tốt nhất:
- Việc dùng lá lộc vừng trị bệnh trĩ lòi dom chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, trĩ độ 1, khi triệu chứng chưa nhiều, búi trĩ chưa bị sa ra ngoài.
- Chất saponins trong lộc vừng mặc dù có thể tốt cho người bị trĩ, nhưng nên dùng quá nhiều theo đường ăn/uống có thể dẫn tới ngộ độc, dị ứng. Vậy nên chỉ được phép sử dụng đúng theo liều lượng đặt ra.
- Nếu trong quá trình dùng có dấu hiệu kích ứng, dị ứng hoặc các biểu hiện bất thường khác cần dừng lại.
- Có chế độ ăn khoa học, người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả tươi để được cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất để ngăn ngừa táo bón, giúp các vết thương lành tốt hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày, đối với người trưởng thành nên uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước trong một ngày để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp, luyện tập các bài tập phù hợp với người bị trĩ như: Yoga, đi bộ, bơi lội… không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng mà những môn thể thao này còn giúp hỗ trợ tăng sức bền tĩnh mạch, giúp cải thiện bệnh trĩ tốt hơn.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để ngăn ngừa máu bị ứ đọng lại và giảm áp lực cho hậu môn. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị trĩ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có nên tập thể dục hoặc thể thao không?
Trên đây là 3 mẹo dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn bất cứ ai cũng có thể tự thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên việc dùng lá lộc vừng chỉ mang tính hỗ trợ, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị trĩ bạn cần đến gặp bác sĩ để có cách điều trị chuyện biệt, hiệu quả nhất.