I - Trĩ nội độ 1 là gì? Có chữa khỏi được không?
Trĩ nội là tình trạng các mạch máu bị giãn ra tạo thành búi trĩ ở phía trong hậu môn. Trong đó, trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh mới xuất hiện, khi này búi trĩ mới hình thành chưa sa ra ngoài khiến người bệnh khó xác định được mình bị mắc bệnh. Người bệnh chỉ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như chảy máu, khó chịu ở quanh hậu môn khi đi đại tiện.
Vì là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh nên việc điều trị tương đối dễ dàng và ít để lại biến chứng, khả năng tái phát không cao. Tuy nhiên nếu không tích cực phòng bệnh điều trị, tình trạng có thể tiến triển sang trĩ nội giai đoạn 2 nhanh chóng.
II - Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh trĩ nội độ 1
Ở giai đoạn 1 các biểu hiện của bệnh thường chưa được rõ ràng, triệu chứng khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng…
Tuy nhiên, bệnh trĩ nội giai đoạn 1 thông thường sẽ có các biểu hiện chung sau đây:
- Chảy máu: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đi đại tiện, lượng máu ở giai đoạn đầu thường rất ít và không cảm thấy đau, được người bệnh phát hiện khi dính vào giấy vệ sinh hoặc vô tình nhìn thấy máu tươi trong bồn cầu.
- Ngứa ngáy: Người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu xung quanh hậu môn, một số người còn cảm nhận được cảm giác cộm cộm khó chịu bên trong hậu môn.
- Nóng rát khi đi vệ sinh: Nóng rát xuất hiện khi đi đại tiện, cảm giác này sẽ tăng lên khi người bệnh ăn thức ăn cay nóng, hoặc đồ uống kích thích như rượu, bia khiến hậu môn khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng táo bón: Táo bón kinh niên thường hay gặp người người bị trĩ. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến trĩ hình thành.
Táo bón, ngứa ngáy, nóng rát hậu môn là triệu chứng giúp nhận biết trĩ nội giai đoạn 1
III - Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ nội độ 1
Nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng trĩ là cơ địa. Cơ địa có thể hiểu là tính mẫn cảm của một cá thể đối với bệnh tật và là khả năng đáp ứng lại các phương pháp điều trị. Ở những người có cơ địa dễ bị trĩ, chức năng của hệ tiêu hóa kém dẫn đến táo bón kéo dài cộng thêm thành tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy yếu từ đó hình thành trĩ.
Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng góp phần khiến bệnh trĩ xuất hiện:
- Rối loạn đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến cho vùng tĩnh mạch quanh hậu môn chịu nhiều áp lực. Rối loạn đại tiện xảy ra có thể do chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…
- Do mang thai: Áp lực từ ổ bụng lên vùng hậu môn khiến tĩnh mạch thân dưới ở chị em bị giãn ra. Ngoài ra, chị em thời kỳ mang thai thường hay bị táo bón cộng thêm tâm lý căng thẳng khiến bệnh trĩ nội xuất hiện.
- Do béo phì: Áp lục từ trọng lượng cơ thể cũng khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn ra, tăng nguy cơ hình thành trĩ.
- Ngồi lâu: Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ tạo ra áp lực lớn cho vùng hậu môn trực tràng.
- Tuổi tác: Tuổi cao cơ thể lão hóa kéo theo các collagen vùng hậu môn cũng bị thiếu hụt làm suy yếu các mạch máu gây giãn tĩnh mạch từ đó hình thành trĩ.
Cơ địa, bệnh đường tiêu hóa, thói quen sinh hoạt có thể gây trĩ nội độ 1
IV - Những cách điều trị trĩ nội độ 1 hiệu quả nhất tại nhà
Ở giai đoạn 1, người bệnh trĩ không cần thiết phải áp dụng biện pháp phẫu thuật mà có thể dễ dàng điều trị bằng những cách đơn giản sau đây. Nếu áp dụng đều đặn, đúng cách, cộng thêm lối sống khoa học, trĩ nội độ 1 sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.
1. Cách trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà, không cần dùng thuốc
Dưới đây là một số cách giúp người bệnh cải thiện bệnh trĩ:
- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ (đậu hà lan, bột yến mạch, các loại hạt…). Các loại nhau nhớt như mồng tơi, rau đay… Rau của quả tươi, khoai lang.
- Nên kiêng đồ ăn khó tiêu, đồ ăn gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như: Đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, rượu bia, cà phê, nước có ga…
- Đi đại tiện đúng cách: Không đi quá lâu, rặn quá mạnh, dùng giấy cứng chà xát mạnh hậu môn.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, nếu công việc bắt buộc nên thường xuyên đi lại để thư giãn.
- Hạn chế tập các bài tập thể thao cường độ cao như nâng tạ hoặc mang vác vật nặng.
- Bổ sung lượng nước cần cho cơ thể (khoảng 1,5 đến 2 lít nước) mỗi ngày để giảm gánh nặng trực tràng, phòng tránh táo bón.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà chủ yếu bằng các biện pháp kiêng cữ, ăn uống
2. Sử dụng thuốc điều trị cho trĩ nội độ 1
Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị trĩ nội độ 1:
- Thuốc làm mềm phân và nhuận tràng: Giúp tăng hấp thụ nước vào lòng ruột già để làm phân mềm ra, tăng nhu động ruột từ đó giảm tình trạng táo bón. Một số loại thuốc thường được dùng như: Lactose, macrogol, duphalac…
- Thuốc giúp tăng độ bền của tĩnh mạch: Một số loại thuốc thường được sử dụng để tăng độ bền thành mạch như: Rutin, daflon, diosmin, hesperidin…
- Thuốc giảm triệu chứng bệnh và giảm đau: Một số loại thuốc bôi ngoài da giúp làm dịu da, se niêm mạc, giảm đau rát khó chịu như: Kẽm oxit, lidocaine, vitamin, corticoid…
- Dùng Đông y thế hệ 2: Hiệu vượt trội hơn hẳn dòng Đông y truyền thống, an toàn, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng mà còn tác động đến căn nguyên gây bệnh từ đó đẩy lùi trĩ hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Viên trĩ Đông y thế hệ 2 - Ngự y mật phương giúp trị trĩ nội độ 1 hiệu quả
Viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp giảm các triệu chứng: Đau rát, chảy máu…nhanh chóng, giúp teo búi trĩ và làm bền vững thành tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng nhờ tác động vào cơ địa từ đó ngăn chặn trĩ quay trở lại.
Trên đây là tổng quan về trĩ nội độ 1: Nguyên nhân, biểu hiện & Cách điều trị dứt điểm. Đây là giai đoạn điều trị đơn giản nhất và khả năng phục hồi hoàn toàn rất cao. Vậy nên nếu nghi ngờ mắc bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra để điều trị kịp thời.