Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:08
RSS

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thứ sáu, 03/11/2023, 07:04 (GMT+7)

Trĩ là một căn bệnh đường tiêu hóa hết sức phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt là với phụ nữ khi cổ tử cung nằm gần trực tràng, lâu dài có thể gây chèn ép gây táo bón, dẫn tới trĩ. Và do vị trí hậu môn ở gần cơ quan sinh dục nên chị em thường lo lắng liệu bệnh trĩ có gây ảnh hưởng tới khả

I - Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trên hoặc dưới đường lược hậu môn bị ứ huyết, gây tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến các búi tĩnh mạch bị sưng phồng, tạo thành các búi trĩ mà chúng ta đã biết.

Nguyên nhân của bệnh lý này phần lớn là do cơ hậu môn và tĩnh mạch ở khu vực trực tràng phải chịu áp lực lớn hoặc áp lực trong thời gian dài. Ngoài ra, việc ăn uống quá ít chất xơ gây táo bón, hoặc ăn uống kém khoa học gây tiêu chảy trong thời gian dài cũng là lý do gây ra trĩ.

II - Bệnh trĩ có gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Như đã giải thích thì trĩ là bệnh tại vùng hậu môn. Mặc dù ở phụ nữ, khu vực hâu môn và cơ quan sinh dục nằm khá gần nhau nhưng hai bộ phận này đều không có mối liên hệ trực tiếp về cấu tạo hay chức năng. Vì vậy, không có lý do khoa học để tin rằng bệnh trĩ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

Chính vì vậy mà có thể khẳng định rằng: Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới bao gồm quá trình thụ thai, mang thai, và sinh con. Ngoài ra cũng không gây vô sinh ở nam giới như nhiều đồn đoán.

Tuy không gây ảnh hưởng tới sinh sản, nhưng các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, nhất là ở phụ nữ đang mang thai. Những tác động tiêu cực này có thể kể đến như:

1. Ảnh hưởng tới chuyện "chăn gối"

Các búi trĩ ở hậu môn không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn tạo ra tâm lý tự ti và e ngại đối với bạn tình. Việc này cũng gián tiếp làm giảm ham muốn, tránh né quan hệ ở cả nữ giới và nam giới.

2. Gây xáo trộn đời sống sinh hoạt

Trĩ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn mỗi khi đi đại tiện như gây nóng rát, vướng víu, chảy máu. Đặc biệt trong quá trình mang thai chị em rất hay bị táo bón khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. Nhiều trường hợp búi trĩ hình thành, phát triển khiến mỗi lần đi vệ sinh vô cùng khó khăn do búi trĩ thò ra ngoài hậu môn. Trường hợp nặng hơn máu chảy nhiều và đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe người mẹ.

Bệnh trĩ gây xáo trộn đời sống của mẹ bầu

3. Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

Khi mắc bệnh trĩ, các chị em thường phải trải qua cảm giác mệt mỏi mất đi sự thoải mái. Cơn đau và ngứa trong vùng hậu môn có thể khiến gây đảo lộn hoạt động thường nhật, và do đó cũng khiến chị em dễ cáu gắt, hay lo lắng. Những cảm xúc không ổn định này có thể gây lo âu và ảnh hưởng đến tâm lý tổng thể của phụ nữ mang thai.

Chưa kể, nếu bị trĩ nội thì thai phụ còn có nguy cơ mất máu, gây thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe của thai nhi.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và sức khỏe sinh sản của mẹ

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa

Khi bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn nặng, búi trĩ tại hậu môn có thể bị viêm nhiễm do thường xuyên bị lòi ra ngoài. Và nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn từ vùng này có thể lan sang các vùng lân cận như âm đạo, gây viêm nhiễm phụ khoa.

III - Chữa bệnh trĩ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Tuy là bệnh phổ biến và có nhiều phương pháp chữa trị. Nhưng việc điều trị bệnh trĩ lại trở nên phức tạp và khó khăn hơn khi người mắc là phụ nữ có thai. Do cơ thể phụ nữ mang thai nhạy cảm và sức đề kháng bị suy yếu. Hơn nữa, một số cách trị còn gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi.

  • Nếu điều trị bằng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn do các chất có trong thuốc Tây y đôi khi có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe của thai nhi cũng như người mẹ.
  • Nếu phẫu thuật trĩ trong thời gian mang thai sẽ gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và cả em bé, chưa kể đến rủi ro có thể gặp phải nên cần hạn chế hết sức.

Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa và điều trị tại nhà được khuyến khích áp dụng cho các chị em trong quá trình mang thai. Còn với trường hợp trĩ rất nặng thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Điều trị bệnh trĩ có gây ảnh hưởng tới sinh sản của phụ nữ?

IV - Điều trị bệnh trĩ như thế nào để không ảnh hưởng tới sinh sản?

Trong quá trình mang thai, chị em có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế ảnh hưởng của bệnh trĩ gây ra:

  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Nước ấm giúp làm dịu hậu môn, giãn nở mạch máu, làm tan những cục máu đông từ đó giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau rát khó chịu.
  • Đắp thảo dược: Đắp búi trĩ bằng các thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm như lá diếp cá, rau má, lá trầu không…cũng giúp làm giảm tình trạng khó chịu do trĩ gây ra.
  • Dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt có tác dụng tại chỗ: Giúp làm săn se niêm mạc để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những thuốc này sẽ giúp giảm khó chịu do trĩ gây ra như sưng đau, nóng rát, cầm máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai dù là dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Luôn luôn giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiêm làm nặng hơn bệnh trĩ.
  • Không được tự ý dùng bất kỳ phương pháp nào để chữa bệnh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ vì nếu làm sai cách có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
  • Bổ sung đủ nước, ăn nhiều chất xơ: Tăng cường ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng, bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt như sữa chua.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cách hạn chế ảnh hưởng của bệnh trĩ tới sinh sản
Nếu áp dụng những cách trên mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Tuy rằng trĩ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái và bất tiện cho nhiều chị em khi mang thai. Hy vọng qua bài viết trên giúp chị em biết cách xử lý và phòng ngừa để hạn chế ảnh hưởng của trĩ gây ra.

Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại