Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:55
RSS

Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở? 5 mẹo chữa để tránh nguy hiểm

Thứ năm, 26/10/2023, 15:39 (GMT+7)

Trào ngược dạ dày gây khó thở báo hiệu sức khỏe đang gặp tổn hại nghiêm trọng. Người bệnh nếu không tìm cách điều trị nhanh dễ gây ra những rủi ro về tính mạng. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về chứng trào ngược axit gây khó thở!

I - Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (viết tắt GERD) là khi thức ăn, dịch vị dạ dày hay pepsin bị đẩy ngược lên khu vực thực quản. Triệu chứng này sẽ diễn ra thường xuyên khi dạ dày tiết ra lượng axit lớn.

Lượng axit tích tụ quá nhiều trong dịch vị sẽ có xu hướng di chuyển ngược lên trên thực quản, dẫn đến sự rối loạn hoạt động cơ thắt thực quản dưới. Ngoài hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở người bệnh còn đi kèm với biểu hiện điển hình như:

  • Đau tức tại vùng thượng vị: Khi axit trào ngược lên trên thực quản sẽ ảnh hưởng đến những mút thần kinh. Hoạt động bất thường này sẽ gây nên cho người bệnh những cơn đau thắt dữ dội tại vùng thượng vị.
  • Ợ nóng hoặc ợ chua: Đối với những người thường xuyên bị chứng trào ngược dạ dày “hành hạ” thì dấu hiệu này không còn quá xa lạ. Nó có thể để lại trong miệng người bệnh cảm giác chua, kèm ợ hơi, ợ nóng liên tục.
  • Miệng đắng: Khi xảy ra cơn trào ngược dạ dày thì dịch mật bài tiết ra nhiều khiến miệng bị khô và đắng hơn.
  • Một số tình trạng khác như: khó nuốt, khàn tiếng, bị hen suyễn hoặc là miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn.

đau thượng vị

Xuất hiện cơn đau tức khó chịu tại khu vực thượng vị

II - Người bị trào ngược dạ dày có gây khó thở không?

Theo số liệu thống kê thì có hơn 45% tỷ lệ người bệnh mắc chứng trào ngược axit dạ dày gây ho và khó thở. Tình trạng này là báo hiệu sức khỏe đang đối diện với nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Khó thở khi trào ngược dạ dày lượng axit quá nhiều trôi ngược về thực quản khiến chúng bị giãn nở và khó đóng chặt. Hệ thống hô hấp bị cản trở bởi hàm lượng dịch vị lớn khiến việc trao đổi không khí trở nên khó khăn.

Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào nhưng chủ yếu vào buổi đêm. Đó là khi dịch trong dạ dày trào lên phía sau của cổ họng, tiến vào phổi, làm cho đường thở sưng lên. Cơ chế xuất hiện cảm giác khó thở khi mắc trào ngược axit như:

  • Thực quản bị phù nề khiến đường khí quản bị bít tắc: Dịch axit dạ dày dư thừa bị đẩy vào thực quản trong khoảng thời gian dài sẽ làm niêm mạc thực quản tổn thương, phù nề và chèn ép vào ống khí quản, gây khó thở.
  • Làm co rút vùng cơ ngực và kích thích đến hệ thần kinh: Trào ngược dạ dày có thể tác động đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh tại thực quản và vùng hầu họng. Tình trạng này làm ngực dễ bị co rút, chèn vào đường thở, sẽ khiến người bệnh bị khó thở.
  • Viêm phổi hít phải: Dịch dạ dày trào lên, tiến vào ngã ba họng sẽ có cơ hội đi vào trong phổi, gây nên tình trạng viêm ở phế quản phổi, kích thích ho, khó thở hay suy hô hấp.

 

trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở

Dịch vị trong dạ dày tiến vào phổi khiến cơ quan này bị tổn thương

III - Tại sao triệu chứng hen suyễn và trào ngược dạ dày gây khó thở

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh về hô hấp do bị trào ngược dạ dày sẽ dễ mắc hen suyễn hoặc biến chứng hô hấp khác. Nguyên nhân chủ yếu do nồng độ axit trong dạ dày gia tăng gây kích thích khí quản và tác động đến hệ hô hấp.

Không những thế, axit thực quản còn có làm tăng sự nhạy cảm cho dây thần kinh phế vị. Hoạt động này gây co thắt phế quản (tức là làm phổi thắt lại). Do đó hiện tượng trào ngược axit và chứng bệnh hen suyễn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn xảy ra tình trạng ho và thở khò khè với lực mạnh sẽ đẩy axit lên vùng thực quản. Vì vậy người mắc chứng hen suyễn kèm biểu hiện ợ chua, nôn trớ, khó nuốt thì bị khó thở là điều dễ hiểu. Do đó đối tượng vừa hen suyễn kèm chứng trào ngược cần giám sát y tế cẩn trọng để tránh tổn hại sức khỏe.

IV - Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở có nguy hiểm không?

Hiện tượng khó thở là biểu hiện nghiêm trọng của các đối tượng mắc chứng trào ngược dạ dày. Dấu hiệu sức khỏe ở mức nguy hiểm nên cần điều trị và chủ động phòng đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan dấu hiệu trên dễ gây ra tổn hại sức khỏe như:

1. Mắc các bệnh đường hô hấp

Khi axit dạ dày tiến vào trong phổi sẽ gây kích ứng cho vùng họng, phổi… Nếu không giải quyết đúng nguyên nhân gây bệnh, khiến tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ dễ gây ra các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, ho khan, hen suyễn, viêm thanh quản…

 

trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không

Người bị trào ngược dạ dày khó thở dễ mắc viêm thanh quản

2. Viêm loét thực quản

Trào ngược dạ dày phát triển theo chiều hướng tiêu cực là căn bệnh viêm loét thực quản. Việc giải quyết biến chứng này còn phụ thuộc vào tác nhân nào gây bệnh.

Thông thường, người bệnh được khuyến cáo dùng thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton… nếu “thủ phạm” gây bệnh là GERD. Mặt khác, nếu tình trạng viêm loét thực quản xảy đến do nguyên nhân nhiễm trùng thì các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm kháng sinh.

3. Barrett thực quản

Barrett thực quản là chứng bệnh về đường tiêu hóa mà bệnh nhân không nên xem nhẹ. Đối tượng trào ngược dạ dày gây khó thở mà biến chứng thành barrett thực quản thì khả năng mặc ung thư lớn. Khả năng mắc bệnh được cho là gấp 30 - 125 lần so với người không bị bệnh, sức khỏe ổn định.

Người mắc barrett thực quản có hệ thống tế bào lót khu vực thực quản hoạt động bất thường. Hoạt động của nhóm tế bào này dễ bị chuyển biến thành những tế bào dưới dạng cột.

4. Chứng hẹp thực quản

Dịch vị dạ dày trào lên thực quản với tần suất liên tục sẽ khiến niêm mạc của thực quản dễ bị ăn mòn. Tình trạng này khiến vùng thực quản bị viêm nhiễm và tổn thương vĩnh viễn. Nhiều trường hợp nặng sẽ xuất hiện mô sẹo tại ống thực quản khiến thiết diện của chúng bị thu hẹp.

 

biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở

Hẹp thực quản là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày khó thở

5. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản chính là biến chứng nặng nhất của trào ngược dạ dày khó thở. Lúc này khu vực niêm mạc thực quản xuất hiện các khối u với hoạt động ác tính. Khi chúng phát triển đủ lớn sẽ phá hủy thành thực quản và bắt đầu di căn sang những bộ phận khác.

V - Bị trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ phải làm sao?

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gây khó thở cần có biện pháp chữa trị nhanh chóng, phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tầm soát chứng bệnh và hạn chế các tổn hại nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường, người bệnh sẽ được các bác sĩ áp dụng các phác đồ điều trị theo từng triệu chứng và căn nguyên gây bệnh.

Ngoài việc thực hiện những phương pháp ức chế triệu chứng trào ngược dạ dày làm khó thở từ thuốc. Bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống, sử dụng thêm các biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai:

1. Dùng thuốc Đông Y và Tây y trị trào ngược dạ dày gây ho khó thở

Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở được chỉ định sử dụng những loại thuốc Tây y để hỗ trợ. Một số nhóm thuốc trong danh mục sử dụng gồm:

  • Thuốc làm giảm cân bằng axit dạ dày: thuốc ức chế thụ thể H2, nhóm ức chế bơm proton…
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt của thực quản dưới như metoclopramide, domperidone.
  • Thuốc hỗ trợ niêm mạc dạ dày: như dimeticol, misoprostol nhằm tạo hàng rào kiên cố khi niêm mạc tiếp xúc với axit.

Tuy nhiên, thuốc Tây y khắc chế bệnh tức thời nhưng khả năng tái nhiễm cao. Đa số nhóm thuốc trên tập trung vào những biểu hiện bệnh đơn lẻ, không mang tác dụng phòng ngừa tái phát và có thể gây độc cho gan, thận nếu lạm dụng thuốc.

Đáng nói, yếu tố “gốc rễ” gây nên chứng bệnh này là do cơ địa tỳ vị suy yếu. Do đó, ngoài việc giải quyết các triệu chứng của bệnh thì cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát chính là củng cố, phục hồi chức năng của dạ dày.

Muốn vậy, chỉ cần sử dụng viên uống dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, giảm ngay các triệu chứng do trào ngược dạ dày. Đồng thời bạn chỉ cần dùng 1 liệu trình 3 tháng, kết hợp với thay đổi thói quen sống là có thể ngăn ngừa tái phát bệnh dạ dày lên tới khoảng 3 năm hoặc hơn.

Viên uống dạ dày được bào chế tạo theo bài thuốc trong “quốc bảo” Ngự y mật phương - Cuốn sách lưu truyền tuyệt mật bởi thái y viện thời Nguyễn, chỉ dành để chữa bệnh cho các vị vua chúa thời ấy.

Công thức này đã được đội ngũ chuyên gia hàng đầu đến từ Nhất Nhất nghiên cứu, chuyển hóa công nghệ và đem đến một sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 có khả năng khắc chế chính xác căn nguyên gây bệnh, đem đến hiệu quả rõ rệt và lâu dài.

2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở bằng dinh dưỡng khoa học

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây khó thở bằng chế độ ăn uống là cách thực hiện hiệu quả, đơn giản. Người bệnh cần xác lập thực đơn và thói quen dinh dưỡng hợp lý nhất để biểu hiện bệnh thuyên giảm nhanh. Dưới đây là một số gọi ý dành cho người bệnh:

  • Tích cực tăng cường nhóm thực phầm giàu khoáng chất, chất xơ để giảm áp lực cho dạ dày. Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp, gia vị cay nóng và món ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tạo độ dốc cho đầu giường từ 15 - 17 độ để tránh thức ăn chảy ngược về thực quản lúc ngủ.
  • Tạo nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa với số lượng món ăn dày đặc. Không nên ăn quá no hoặc nhịn đói vì khiến dịch vị trong dạ dày tăng lên nhanh chóng.
  • Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và nhóm đồ uống chứa chất kích thích gây tổn hại niêm mạc dạ dày.

 

cách trị trào ngược dạ dày khó thở

Chữa trào ngược dạ dày bị khó thở bằng chế độ ăn uống khoa học

3. Cách trị trào ngược dạ dày khó thở bằng nguyên liệu tự nhiên

Theo nghiên cứu thì một số thảo dược thiên nhiên như gừng, cam thảo… sẽ giúp giảm các triệu chứng của viêm dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược nguyên chất trị bệnh dạ dày, bạn cần lưu tâm đến những tác dụng phụ của chúng, điển hình như gừng không nên dùng cho người bị rối loạn chảy máu, cam thảo có thể làm tăng huyết áp…

4. Phòng tránh cơn hen suyễn tái phát

Phòng tránh hen suyễn tái phát là cách hạn chế tốt nhất bệnh trào ngược dạ dày gây khó thở. Để làm được việc này bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lựa chọn dòng gối làm từ chất liệu tổng hợp, ít bụi và lông bám vào quanh gối.
  • Vệ sinh chăn - ga - gối đệm thường xuyên và tránh dùng vật phẩm bằng lông mềm.
  • Dọn dẹp khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt, nơi làm việc để tránh ẩm mốc và đảm bảo không khí trong lành.
  • Không nên nuôi thú cưng hoặc trang trí nhiều hoa trong không gian kín.
  • Bảo vệ cơ thể khi thay đổi thời tiết đặc biệt đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở tái phát thường xuyên sẽ tác động xấu cho sức khỏe. Vậy nên khi bắt gặp các triệu chứng của bệnh, bạn cần áp dụng các mẹo điều trị trào ngược dạ dày khó thở để bệnh nhanh giảm, không phát triển nặng hơn.

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại