Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:40
RSS

Cảnh báo đổ mồ hôi cổ và 6 vị trí khác "nhiều như tắm"

Thứ sáu, 27/10/2023, 06:32 (GMT+7)

Đổ mồ hôi cổ với tần suất liên tục là vấn đề của nhiều người gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Vậy đâu là lý do khiến mổ ra mồ hôi nhiều? Cách chữa trị chứng đổ mồ hôi cổ như thế nào hiệu quả nhất?

I - Nguyên nhân khiến đổ mồ hôi nhiều ở cổ

Cơ thể của con người tồn tại nhiều tuyến mồ hôi và xuất hiện rải rác ở các vùng đầu, trán, lòng bàn chân, bàn tay; vùng quanh lưng, bụng… Tại vùng cổ thì các tuyến mồ hôi xuất hiện ít và hầu như không hoạt động.

Đổ mồ hôi cổ hiểu đơn giản là ở vùng cổ chảy ra lượng mồ hôi nhiều hơn so với bình thường. Điều này khiến cổ áo của mọi người luôn ở trong trạng thái bị ướt, sinh ra mùi hôi chua khó chịu.

Mặc dù việc ra mồ hôi là biến đổi bình thường nhằm điều chỉnh thân nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên ra nhiều mồ hôi ở cổlà cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề thường bắt nguồn từ nguyên nhân sau:

1. Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là một hội chứng với nhiều biểu hiện phức tạp rất dễ bị hiểu nhầm thành căn bệnh khác. Khi cơ thể bị suy nhược người thiếu máu, xanh xao, sức khỏe yếu lâu ngày không phục hồi sẽ bị ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.

Ngoài ra khi cơ thể suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì tâm trạng biến đổi thất thường, hay nổi nóng, dễ cáu gắt, căng thẳng, hồi hộp, lo âu. Khi trạng thái lo lắng xảy ra, các hormone căng thẳng sẽ gia tăng liều lượng tiêu hao, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn để hạ thấp đi nhiệt độ của cơ thể.

Ở người bị suy nhược cơ thể, hệ thống miễn dịch suy yếu rất dễ mắc các bệnh bị nhiễm trùng như cảm cúm, ho sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ khớp, chán ăn, viêm họng… Nhiễm trùng đi kèm cùng với những cơn sốt sẽ liên quan đến sự thay đổi mật thiết thân nhiệt của cơ thể.

Đa số các trường đổ mồ hôi cổ khi ngủ hoặc ra vào buổi chiều tối do bị nhiễm trùng. Trạng thái ra mồ hồi này còn đi kèm với các biểu hiện bệnh phức tạp khác như: sốt cao, người ớn lạnh, ho nhiều.

 

nguyên nhân đổ mồ hôi ở cổ nhiều

Đổ mồ hôi nhiều ở cổ bắt nguồn từ hội chứng suy nhược cơ thể

2. Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Khác với đổ mồ hôi sinh lý, khi bạn bị đổ quá nhiều mồ hôi ở cổ trong một thời gian dài bất kể mọi thời điểm. Không kể thời tiết nóng, lạnh thất thường, khi hoạt động hay lúc đang ngồi nghỉ ngơi thì đó chính là biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát.

Nguyên nhân xuất phát do rối loạn hệ thần kinh thực vật - đây là hệ thần kinh kiểm soát sự bài tiết mồ hôi ở toàn cơ thể. Rối loạn hệ thần kinh thực vật thường có đặc tính di truyền, xuất hiện từ khi còn nhỏ và kéo dài dai dẳng cho tới lúc trưởng thành. Số liệu thống kê cho thấy ước tính có đến khoảng 5% dân số thế giới gặp phải tình trạng này.

3. Nguyên nhân thứ phát

Một người có lượng testosterone giảm sẽ khiến mồ hôi chảy nhiều hơn ngay cả khi thời tiết bình thường. Hormone thấp sẽ tác động vào hệ thần kinh, vùng não có nhiệm vụ điều khiển hoạt động sẽ nhận định thông tin sai lệch.

Khi hệ thần kinh tiếp nhận tin tức sai sẽ lầm tưởng mức nhiệt cơ thể thiếu ổn định nên cần đổ mồ hôi cổ để cân bằng phù hợp. Đặc biệt phụ nữ thời điểm tiền mãn kinh với lượng hormone biến đổi khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều ở cổ khi ngủ.

 

đổ mồ hôi cổ nhiều khi ngủ

Thay đổi nồng độ hormone khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều

4. Nguyên nhân nguyên phát

Tăngmồ hôi nguyên phát là trạng thái tuyến mồ hôi sản sinh quá mức so với lượng bình thường. Khi đó hệ thống dây thần kinh gắn với tuyến mồ hôi chịu tác động từ những nhân tố khác nhau.

Chẳng hạn như thời tiết nắng nóng, đồ ăn dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, vận động thể chất nhiều… Khi đó cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều ở cổ, ra mồ hôi tay chân, mặt, đầu... để đào thải độc tố ra bên ngoài, điều hòa nhiệt độ cho phù hợp.

Hiện tượng này giống như hiện tượng đổ mồ hôi sinh lý bình thường, không gây nguy hại gì cho sức khỏe và cũng không nhất thiết phải điều trị. Đổ mồ hôi cổ khi ngủ xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát thường mang tính chất di truyền, thường bị khi còn nhỏ.

II - Mồ hôi cổ ra nhiều ảnh hưởng thế nào?

Tình trạng ra mồ hôi cổ nhiều gây cản trở đến mọi mặt của đời sống và tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 3 tác động chính khi vùng cổ chảy nhiều mồ hôi.

Viêm họng do nhiễm lạnh

Khi mồ hôi cổ túa ra nhiều không kiểm soát được, nhất là vào ban đêm khi đang ngủ không lau khô được sẽ dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Nhiệt độ cơ thể nóng lạnh thất thường, thiếu kiểm soát là lý do điển hình gây bệnh viêm họng.

Viêm da, nổi mẩn đỏ vùng cổ

Đổ mồ hôi cổ kết hợp cùng với bụi bẩn hay các tế bào chết trên da chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm phát triển gây nên các vấn đề về da liễu như nổi mề đay, phát ban… Nếu không may có vết thương hở, việc đổ nhiều mồ hôi sẽ dễ gây nhiễm trùng da nhiều hơn.

 

tấc hại đổ mồ hôi ở cổ nhiều khi ngủ

Ra mồ hôi nhiều ở cổ khi ngủ gây viêm dạ hoặc mẩn ngứa

Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần

Đổ mồ hôi nhiều ở cổ khi ngủ khiến cổ áo ướt khó chịu, gây tâm lý mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với mọi người. Nhiều khi đánh mất nhiều cơ hội trong công việc, cuộc sống. Ngoài ra những vết mồ hôi tiết ra cùng với những bụi bẩn khiến cổ áo vừa khó giặt lại rất dễ bị hư hỏng.

III - Cách điều trị bệnh đổ mồ hôi nhiều ở cổ

Mặc dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng đổ mồ hôi cổ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày. Vùng cổ lúc nào cũng ẩm ướt khiến cổ bị lạnh thậm chí nhiều khi nằm ngủ mà cổ áo, chăn gối ướt sũng. Vậy nên chúng ta cần nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Thông thường khi đi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa máu hoặc siêu âm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây tiết mồ hôi cổ nhiều. Từ đó sẽ có phương án điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.

Sau đây là một số lời khuyên giúp giảm bớt mọi phiền toái do chứng đổ nhiều mồ hôi ở cổ gây ra:

1. Chữa trị bằng muối nhôm

Muối nhôm là "nguyên liệu vàng" được ứng dụng rộng rãi để cải thiện chứng đổ mồ hồi cổ hiệu quả. Đối với người có chứng tăng tiết mồ hôi thể nhẹ, hãy thực hiện chữa bệnh đúng cách để giảm chứng tiết mồ hôi.

Đối với dung dịch này bạn sẽ thoa tại những vị trí ảnh hưởng như ở vùng cổ, tay, chân… mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Song chúng ta cũng cần lưu ý dùng với hàm lượng vừa phải, nhất là đối với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng da để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

 

chữa trị đổ mồ hôi nhiều ở cổ

Dùng muối nhôm để chữa bệnh ra mồ hôi nhiều ở cổ

2. Chữa chứng suy nhược cơ thể

Lý do điển hình dẫn đến bệnh đổ mồ hôi cổ là do hội chứng suy nhược cơ thể. Do vậy để kiểm soát được chứng đổ mồ hôi ở cổ cần sớm chữa trị dứt điểm chứng suy nhược. Khi sức khỏe tinh thần phục hồi tốt, tâm trạng được cải thiện, người bệnh vui vẻ, thoải mái không còn lo lắng, căng thẳng thì tự nhiên cơ thể sẽ không đổ nhiều mồ hôi nữa.

Ngoài ra khi khỏi chứng suy nhược, người bệnh ăn ngon ngủ tốt hệ miễn dịch được tăng cường nên tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Nhờ vậy mà chứng đổ mồ hôi cổ cũng được kiểm soát hiệu quả.

Hiện nay chữa chứng suy nhược theo Đông y được nhiều người áp dụng bởi an toàn, chữa bệnh tận gốc lại ít gây ra tác dụng phụ. Đông y nếu chọn được đúng phương thức, sản phẩm thực sự tốt thì rất hiệu quả và bền vững lâu dài nhưng thị trường Đông y hiện nay tràn lan những sản phẩm chất lượng không đảm bảo.

Chỉ có viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 tác động đúng vào căn nguyên cơ địa bị suy yếu đưa cơ địa người bệnh trở về bình thường. Viên uống tăng cường thể lực giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng ốm yếu, thiếu máu, hay bị bệnh nhiễm trùng, đề kháng suy giảm từ đó giúp khắc phục hiệu quả được việc ra nhiều mồ hôi cổ.

3. Tiêm botox

Khi việc chữa trị bằng muối nhôm không đạt được hiệu quả thì sẽ chuyển sang phương pháp tiêm botox. Tiêm botox giúp ngăn chặn việc đưa các chất truyền lên dây thần kinh để lượng mồ hôi tiết ra giảm. Tuy nhiên, tiêm botox chỉ có hiệu quả từ 4- 6 tháng và cần tiêm duy trì để có kết quả lâu hơn.

Một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm hoặc dùng botox kém chất lượng có nguy cơ viêm tắc tuyến mồ hôi hoặc bị nhiễm trùng da. Để tránh được những rủi ro trên, người bệnh cần đến những địa chỉ y tế an toàn để thực hiện thủ thuật.

tiêm botox trị đổ mồ hôi cổ

Dùng botox để điều trị bệnh ra mồ hôi cổ nhiều

4. Dùng thuốc kháng cholinergic

Dòng thuốc kháng cholinergic với cơ chế giúp chặn đúng tác động của acetylcholine. Đây là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể kích thích tuyến mồ hôi. Theo cơ chế đó sẽ giúp làm giảm đi tình trạng tăng tiết mồ hôi ở cổ và toàn thân.

Tuy nhiên khi dùng cholinergic người bệnh sẽ xảy ra một số biến chứng phụ như hoa mắt, khó tiêu. Những người có tiền sử về huyết áp, đường tiết niệu… sẽ không dùng được nhóm thuốc này. Khi người đổ mổ hôi cổ ngừng dùng thuốc thì tuyến mồ hôi lại hoạt động năng suấttrở lại.

5. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không đem lại nhiều hiệu quả thì sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm. Đây chính là bộ phận trung gian tiếp nhận những tín hiệu từ hệ thống thần kinh gửi đến các tuyến mồ hôi.

Kỹ thuật cắt hạch giao cảm giúp thời gian, tính thẩm mỹ cao, mức độ tái phát thấp. Đồng thời phương pháp còn được áp dụng nhiều cho những trường hợp bị ra nhiều mồ hôi ở tay chân, nách.

III - Mẹo phòng tránh đổ mồ hôi ở cổ khi ngủ

Để phòng ngừa đổ mồ hôi cổ khi ngủ các bạn có thể làm theo những lời khuyên dưới đây. Đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả tốt đáng ngờ, khi thực hiện đúng cơ thể sẽ luôn khô ráo, mát mẻ ngay cả khi thời tiết nóng nực đi chăng nữa.

1. Tạo không gian sống thoáng mát

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng và thông gió: Phòng ngủ luôn thông thoáng, mát mẻ từ đó ngăn đổ nhiều mồ hôi.
  • Chọn giường ngủ thoáng khí: Chúng ta nên chọn mặc những loại vải thoáng khí như cotton hoặc các vật liệu thấm ẩm cho vỏ gối hay ga trải giường của bạn sẽ giúp thông thoáng khí, đỡ ra mồ hôi nhiều. Chăn, ga, gối cũng cần thay giặt liên tục để tránh bị mùi.
  • Dùng thêm một chiếc gối hoặc tấm đệm để nâng phần đầu và cổ lên cao hơn một chút. Điều này giúp thúc đẩy lưu thông khí tốt hơn, ngăn việc tiết ra nhiều mồ hôi.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh

Mọi người nên tránh tiêu thụ các chất kích thích như bia, rượu, cafe. Nhất là trước giờ đi ngủ tuyệt đối không nên uống để tránh tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi cổ cũng như các vùng khác. Không nên ăn nhiều món chiên rán, nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến thân nhiệt tăng và mồ hôi ra nhiều hơn bình thường.

Hạn chế căng thẳng bởi khi cơ thể lo lắng sẽ có xu hướng đổ mồ hôi nhiều ở cổ hơn bình thường. Stress khiến cho tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Lúc này lượng mồ hôi được sản xuất chủ yếu bắt nguồn từ tuyến apocrine, có chứa nhiều chất béo kết hợp cùng với các vi khuẩn trên da nên thường hôi nhiều hơn so với bình thường.

 

phòng tránh đổ mồ hôi cổ

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để ngăn chặn đổ mồ hôi nhiều ở cổ

3. Lựa chọn trang phục phù hợp

Chọn những bộ quần áo ngủ rộng rãi, mỏng nhẹ và thoáng khí làm từ sợi bông tự nhiên để giữ nhiệt và độ ẩm tốt, giúp giảm ra mồ hôi hiệu quả. Nên hạn chế những bộ quần áo bó sát, dày và nặng; ưu tiên chọn những trang phục có gam màu tươi sáng.

4. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Đổ mồ hôi giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể nhưng khiến mọi người bị thoát nướcnhanh. Do đó để tránh hiện tượng mất nước và ra mồhôi liên tục thì cần uống nhiều nước đặc biệt nước ép hoa quả, sinh tố. Khi cơ thể đáp ứng đủ nước sẽ thúc đẩy mọi cơ quan hoạt động hiệu quả hơn.

Đổ mồ hôi cổ nhiều khi ngủ hoặc lúc bình thường khiến mọi người gặp khó khăn trong sinh hoạt. Lượng mồ hôi thoát ra không kiểm soát cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe và cần khắc phục nhanh chóng. Hy vọng những thông tin từ bài viết giúp người bệnh có nhiều kiến thức về chứng bệnh ra mồ hôi.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại