Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:18
RSS

Bệnh trĩ là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về bệnh trĩ

Thứ sáu, 15/03/2024, 12:10 (GMT+7)

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhưng ít người hiểu rõ về nó. Cùng tìm hiểu bệnh trĩ là gì, các loại bệnh trĩ, từ các triệu chứng đến nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu bệnh trĩ là gì, các loại bệnh trĩ, triệu chứng và nguyên nhân

MỤC LỤC:

Bệnh trĩ là gì?
Các loại bệnh trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả, ít người biết

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng khi các mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng bị phồng lên và gây ra đau đớn. Đây là bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.

Các loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).

Trĩ được phân loại thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn mà phân ra các cấp độ trĩ nội:

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh trĩ

Chảy máu

Có thể xuất hiện máu trong phân hoặc trên giấy toilet sau khi đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất.

Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Chảy máu là triệu chứng đặc trưng của trĩ

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn

Do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

Đau hoặc khó chịu

Do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt, tổn thương mạch máu quanh hậu môn nên khi cử động hoặc đi ngoài sẽ có cảm giác đau và khó chịu.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

Rặn mạnh, không đúng cách khi đi ngoài
Ngồi lâu trên bồn cầu
Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
Béo phì
Mang thai
Giao hợp qua đường hậu môn
Chế độ ăn ít chất xơ

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng bệnh trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau củ giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

Bổ sung chất xơ vào bữa ăn sẽ giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Uống nhiều nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

Đi vệ sinh đúng cách

Không rặn mạnh khi đi ngoài, đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc đi ngoài.

Tập thể dục

Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.

Tránh ngồi lâu

Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả, ít người biết

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều khó khăn và không thoải mái, nhưng với việc hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân, và cách phòng ngừa, bạn có thể quản lý tình trạng của mình một cách hiệu quả.

Hiện tại có nhiều biện pháp điều trị trĩ hiệu quả bao gồm phẫu thuật, sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y. Các sản phẩm Đông y điều trị trĩ ngày càng được đánh giá cao về hiệu quả cũng như an toàn.

Thuốc trĩ Đông y dạng viên nén (ví dụ Thuốc Trĩ Nhất Nhất) hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất
 
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại