Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:54
RSS

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà

Thứ bảy, 02/12/2023, 17:57 (GMT+7)

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng lá tía tô được nhiều người mách bảo nhau là khá hữu hiệu. Nhưng sự thật có đúng là lá tía tô có khả năng chữa bệnh trĩ hay không? Để giảm nhẹ triệu chứng chúng ta cần thực hiện như thế nào?

I - Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Cây tía tô là loại cây mọc nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam Tía tô còn có nhiều tên gọi khác trong Đông y như Tử tô, Xích tô. Lá tía tô là một loại rau gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng: cháo, canh chuối đậu, bún… Và không chỉ là một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn hằng ngày, tía tô còn được coi như một thảo dược với nhiều công dụng chữa bệnh tốt, trong đó có cả bệnh trĩ.

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có lợi cho kinh tỳ, phế tác dụng phát tán phong hàn, giải độc tố, chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, ho, giảm đau, tốt cho tiêu hóa giảm đau chướng bụng, táo bón. Đặc biệt tốt cho các tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, chảy máu, phù nề do trĩ hoặc táo bón.

Theo y học hiện đại, trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu trong đó kể đến như perillaldehyde, limonene. tinh dầu hydrocarbon, furan, aldehyde, xeton. Đây là những hoạt chất có tác dụng giảm đau, mau lành vết thương, giảm độ đặc và dính của máu, giảm sưng to, khử trùng tốt ở vùng hậu môn.

Như vậy với những đặc tính ưu việt từ tía tô, người bệnh có thể dùng lá tía tô để hỗ trợ chữa bệnh trĩ cùng với một số bệnh viêm nhiễm khác như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, hen suyễn.

II - 4 cách dùng lá tía tô chữa bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà

Tía tô giúp hỗ trợ điều trị trĩ nhưng cần thực hiện đúng cách mới phát huy hiệu quả tích cực. Để có thể giảm nhẹ những triệu chứng phiền toái của bệnh trĩ cũng như phần nào kiểm soát được bệnh tái phát trở lại, bạn có thể áp dụng một số cách hữu ích, đơn giản tại nhà như sau.

1. Xông lá tía tô kết hợp gừng, bưởi

Mẹo dân gian chữa trị bệnh trĩ bằng cách xông hơi này được dùng rộng rãi từ rất lâu đem lại hiệu quả tốt đối với người bị trĩ ngoại giúp giảm bớt tình trạng nóng rát, khó chịu. Dưỡng chất từ trong hơi nước lá tía tô bốc lên giúp cải thiện tốt tình trạng sưng viêm, đau rát khó chịu và giúp tinh thần được thư giãn thoải mái hơn.

Xông nước lá tía tô trị bệnh trĩ tại nhà

Nguyên liệu:

  • Một đến hai nắm lá tía tô sạch, ước chừng 20 gram. Tốt nhất nên kiếm trong vườn nhà, không phun thuốc hay có hóa chất độc hại.
  • Một củ gừng là nắm lá bưởi còn tươi xanh, khoảng 10 gram.

Cách thực hiện:

  • Tía tô, gừng và bưởi rửa nước mát sạch sẽ sau đó dùng để ngâm trong nước muối loãng khoảng từ 10 - 15 phút và để chỗ thoáng cho ráo nước. Việc làm này giúp loại bỏ đi những vết bụi, tạp chất và vi khuẩn trên bề mặt lá.
  • Đối với gừng tươi nên cạo lớp vỏ bên ngoài, giã hoặc thái thành từng lát mỏng. Tiếp theo đó bạn cho tất cả vào cùng một nồi đem đun sôi cùng với 4 - 5 lít nước.
  • Sau khi sôi người bệnh trực tiếp xông hơi vùng hậu môn trực tràng. Trước khi xông hơi cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm loãng.
  • Chú ý dùng khăn to hoặc chăn mỏng bao quanh kín khu vực hậu môn để hơi nước không bị thoát ra ngoài. Thời gian xông hơi hợp lý trong khoảng 20 phút.

Người bệnh nên xông hơn 1 lần/ ngày vào ban tối trước khi đi ngủ cho đến khi triệu chứng thuyên giảm, khoảng một tuần sẽ cảm nhận thấy hiệu quả đáng kể.

2. Đắp trực tiếp tía tô lên vùng bị trĩ

Cách đắp này sẽ tác động trực tiếp vào đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Những dưỡng chất thiết yếu có trong lá tía tô sẽ thẩm thấu dần giúp đẩy lùi tình trạng nóng rát, ngứa ngáy, nhiễm trùng, viêm đau do trĩ gây ra. Mặc dù không giúp giảm sưng đau ngay lập tức nhưng đây là biện pháp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng giảm phù nề hữu hiệu.

Người bệnh kiên trì thực hiện 5 - 7 hôm các biểu hiện phiền toái của trĩ sẽ dịu đi thấy rõ, giảm hiệu quả đau rát hậu môn và đi ngoài ra máu.

Đắp lá tía tô giã nát lên khu vực bị trĩ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm lá tía tô tươi, sạch khoảng 20 gram.

Cách làm như sau:

  • Lá tía tô đem rửa sạch ngâm cùng nước muối loãng, vớt ra giá cho ráo nước.
  • Cho muối tinh và tía tô vào cối rồi giã nát, hoặc cho vào máy xay sinh tố thêm chút nước xay cho nhuyễn.
  • Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ trước khi đắp lá tía tô đã xay nhuyễn vào. Kế tiếp sử dụng băng gạc hoặc miếng vải mềm, sạch cố định lại cho chắc chắn. Khoảng gần một tiếng sau có thể gỡ bỏ và sau cùng rửa sạch hậu môn bằng nước ấm.
  • Áp dụng cách này một lần hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm giác ngứa rát, phù nề hậu môn giảm bớt nhiều.

3. Bài thuốc uống trị trĩ từ lá tía tô

Uống trực tiếp nước ép/ giã nát từ lá tía tô giúp thuyên giảm bệnh trĩ nhanh chóng. Những hoạt chất vào trong cơ thể hạn chế sự giãn nở tĩnh mạch trĩ, cải thiện búi trĩ co nhỏ lại giúp bệnh mau lành.

Nước tía tô thanh nhiệt đào thải độc tố cơ thể giúp cải thiện táo bón, đi ngoài dễ dàng, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ tại nhà.

Các bạn thực hiện theo đúng các bước sau đây nhé.

  • Ngâm lá tía tô cùng với nước muối pha loãng rồi rửa sạch.
  • Đun sôi từ 2 - 3 lít nước lọc, sau khi nước sôi thì cho nắm lá tía tô vào, đun sôi 15 phút. Chú ý không nên đun quá lâu vì như vậy các tinh dầu sẽ bay đi, giảm hiệu quả điều trị. Khi nồi nước tía tô sôi khoảng 3, 4 phút rồi tắt bếp để cho nguội.
  • Có thể cho thêm vài ba lát chanh hoặc một chút muối vào cho dễ uống, nên uống khi còn ấm và uống trước bữa ăn chính khoảng 10 - 20 phút để phát huy hiệu quả.
  • Uống chưa hết nên đậy nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày, tránh để qua đêm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.

Uống nước lá tía tô

4. Chế biến cùng các món ăn

Tía tô thường được ăn kèm với nhiều món ngon và cũng là thứ gia vị chế biến nhiều món ăn không chỉ ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Các bạn có thể nấu cháo tía tô, cá kho, chả tía tô, cà tím xào tía tô, thịt dê hấp tía tô… Sau đây là cách chế biến nấu món cháo tía tô quen thuộc các bạn có thể tham khảo thực hiện nhé.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch.
  • Thịt lợn nạc băm nhuyễn khoảng 200 gram.
  • Gạo cùng với một số gia vị khác.

Trình tự thực hiện như sau:

  • Vo gạo và đổ nước vào nồi đun cho chín. Lá tía tô đem rửa sạch, thái nhỏ.
  • Khi chín thêm thịt lợn nạc đã băm nhuyễn vào, sau đó tiến hành thêm một số gia vị vào, nêm cho vừa khẩu vị ăn. Có thể thêm trứng gà vào đánh tan cùng cháo.
  • Sau khi cháo chín sẽ tắt bếp và cho lá tía tô đã thái nhỏ vào, thưởng thức khi cháo còn nóng.

Giảm triệu chứng trĩ từ món ăn có lá tía tô

III - Chữa bệnh trĩ với lá tía tô cần lưu ý điều gì?

Chữa trĩ với lá tía tô là bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả dễ kiếm tìm được nhiều người áp dụng, Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Vậy nên bạn cần lưu ý những điều sau đây khi chữa trĩ với lá tía tô.

  • Tía tô có nhiều công dụng tốt , làm món ăn thơm ngon bổ dưỡng và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên lạm dụng thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu.
  • Lá tía tô chữa trĩ chỉ có tác dụng tạm thời, hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ, kích thước các búi trĩ còn nhỏ, chưa gây nhiều bất lợi đối với sức khỏe. Còn đối với những trường hợp bị trĩ nặng cần đi thăm khám, kết hợp thêm các biện pháp chữa trị khác.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ lá tía tô sẽ chậm nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn, không nên nóng vội mà bỏ dở giữa chừng.
  • Nên dùng lá tía tô với lượng vừa phải, mỗi lần từ 10 - 20 gram không nên dùng quá nhiều trong một lần kẻo gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Một số người sau nên thận trọng khi thực hiện phương pháp này: phụ nữ mang bầu, người bị cảm phong nhiệt, toát mồ hôi nhiều.
  • Song song với mẹo chữa dân gian đó cần xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp, hạn chế bia rượu thuốc lá, đồ ăn cay nóng. Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh lao động quá sức.
  • Hằng ngày nên vận động thể chất, tập luyện thể dục thể thao ngăn ngừa tình trạng táo bón. Từ đó góp phần làm giảm áp lực lên tĩnh mạch búi trĩ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là cách hay giúp sức khỏe tổng thể tốt, bệnh tật từ đó cũng thuyên giảm đi nhiều.

Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô lành tính, đơn giản tốt cho những trường hợp bệnh nhẹ, Còn đối với tình trạng trĩ cấp độ 3 hoặc 4, trĩ lòi dom thì cần đi thăm khám điều trị sớm và đủ liệu trình giúp nhanh khỏi và hạn chế tái phát.

Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại