Thứ tư, 08/05/2024 | 19:16
RSS

Vì sao bệnh trĩ gây ngứa hậu môn? 5 cách giảm ngứa hiệu quả

Thứ bảy, 18/11/2023, 06:48 (GMT+7)

Ngứa ngáy ở khu vực hậu môn là một trong những biểu hiện thường gặp nhất khi bị trĩ. Triệu chứng này có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, làm đảo lộn sinh hoạt của người bệnh trĩ. Đọc ngay để rõ!

I - Tại sao bệnh trĩ gây ngứa hậu môn?

1. Do tình trạng viêm, sưng của búi trĩ

Trong giai đoạn búi trĩ bị sưng viêm khiến các chất trung gian hóa học gây ngứa như histamin sẽ được giải phóng. Đây là tác nhân khiến những vùng bị viêm nhiễm xảy ra tình trạng ngứa. Nếu bạn cố tình gãi vào vùng bị viêm sẽ khiến vùng đó càng ngứa nghiêm trọng hơn.

2. Hậu môn bị chà xát

Bị chà xát là một trong những yếu tố khiến hậu môn ngứa, nếu đã bị ngứa trước đó khi chà xát còn làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Hậu môn bị chà xát có thể do dùng giấy vệ sinh hoặc ma sát với quần áo trong lúc di chuyển.

Hậu môn, búi trĩ bị chà xát gây ngứa

Búi trĩ hoặc hậu môn bị chà xát có thể gây ngứa và rát

3. Do dịch nhầy hậu môn

Hậu môn tiết chất nhầy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Điều này khiến phần niêm mạc ở hậu môn bị ẩm ướt từ đó vi khuẩn dễ dàng phát triển gây viêm nhiễm. Ngoài ra, việc đổ mồ hôi cũng gây ra tình trạng tương tự như vậy.

4. Vấn đề đại tiện

Trong quá trình đại tiện, phân tiếp xúc với lớp niêm mạc ở hậu môn vốn đang sưng phình do trĩ sẽ càng thêm kích ứng gây ra ngứa. Hơn nữa phân là chất thải của cơ thể nên chứa nhiều vi khuẩn, nếu vệ sinh không sạch sẽ phân có thể bám lại gây viêm nhiễm.

Đặc biệt, trường hợp bị táo bón người bệnh phải rặn nhiều, phân khô cứng chà xát vào niêm mạc hậu môn. Lúc này người bệnh không chỉ có cảm giác ngứa ngáy mà hậu môn còn có thể bị nứt, chảy máu làm tình trạng trĩ trở nặng thêm.

Vấn đề khi đi vệ sinh có thể gây ngứa hậu môn

Người bệnh trĩ có thể bị ngứa do hậu môn bị kích ứng khi đi đại tiện

5. Dấu hiệu trĩ đang lành

Điều này xảy ra khi trước đó phần niêm mạc ở hậu môn của bạn đã bị tổn thương do viêm nhiễm, lở loét. Quá trình lành lại vết thương các mô sẽ tăng sinh tạo ra lớp da non. Cộng thêm lớp vảy bọc bên ngoài lớp da non bị bong tróc dẫn đến ngứa. Điều quan trọng lúc này là không được gãi vì lớp da non này rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

6. Do bôi thuốc bị kích ứng

Một số người bệnh dùng thuốc bôi trĩ có thể bị kích ứng gây ngứa ngáy thậm chí đau rát sau khi bôi tại vùng hậu môn. Nguyên nhân có thể do một số loại kem bôi trĩ không đảm bảo, tạo điều kiện ẩm ướt làm vi khuẩn sinh sôi thêm gây ngứa. Hoặc do bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc và chúng bị phản ứng với nhau, gây đau rát và ngứa ngáy.

II - Những nguyên nhân khác gây ngứa hậu môn khi bị trĩ

Ngoài những tác nhân gây ngứa hậu môn do bệnh trĩ thì người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng này do các nguyên nhân đưới đây.

1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, chất xơ hoặc uống ít nước sẽ khiến người bệnh bị táo bón từ đó gây ngứa cho hậu môn. Ngoài ra một số thực phẩm có thể gây kích ứng cho niêm mạc hậu môn như: Đồ ăn cay, rượu, bia, coca, nước tăng lực cà phê, trái cây chua…

Chế độ ăn có thể gây ngứa hậu môn

Ăn cay, uống rượu bia, nước ngọt có thể gây ngứa hậu môn

2. Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn trong đó bao gồm cả những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Điều đó làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy hoặc nhiễm nấm gây ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Trong trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng cách bổ sung thêm men vi sinh hoặc sữa chua hàng ngày.

3. Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng ở hậu môn có thể gây ngứa. Hậu môn có thể nhiễm trùng do nấm, tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn. Ngoài ngứa, khi bị nhiễm trùng hậu môn còn có thể bị đỏ, chảy mủ lở loét xung quanh.

4. Do các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa hậu môn còn có thể do một trong những bệnh lý vùng hậu môn sau:

  • Nứt hậu môn: Là tình trạng lớp da ở xung quanh hậu môn bị rách. Những người bị táo bón hoặc tiêu chảy là những đối tượng có nguy cơ cao bị nứt hậu môn. Ngoài ngứa hậu môn, người bệnh còn có thể bị đau rát và chảy máu khi đi đại tiện.
  • Rò hậu môn: Xảy ra sau khi hậu môn bị nhiễm trùng hoặc áp xe, để lại tổn thương ở vùng da xung quanh hậu môn. Rò hậu môn khiến chất lỏng chảy ra ngoài gây kích ứng da.
  • Giun kim: Thường ký sinh ở ruột non. Hay gặp ở trẻ em và gây ngứa vào ban đêm. Vì ban đêm là lúc giun kim di chuyển đến hậu môn để đẻ trứng, dịch nhầy do giun kim tiết ra và trứng là tác nhân khiến niêm mạc hậu môn bị kích ứng dẫn đến ngứa.
  • Mụn cóc: Do vi khuẩn Human papillomavirus – HPV gây ra, chúng có thể xuất hiện ở xung quanh và cả bên trong hậu môn. Trường hợp nặng còn lây lan ra cơ quan sinh dục. Nếu phát hiện có mụn cóc ở hậu môn cần nhanh chóng đi khám vì nếu để lâu chúng có thể phát triển lớn và nhiều hơn làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
  • Bệnh vẩy nến: Tình trạng này khiến vùng da ở hậu môn rất ngứa, da có màu đỏ nhưng lại không có vảy. Ngoài ra một số bệnh lý da liễu khác cũng gây ngứa như chàm, viêm da, eczema.

Ngứa hậu môn do bệnh lý

Ngoài trĩ, còn một số bệnh lý cũng có thể gây ngứa hậu môn

III - Cách giảm ngứa hậu môn do bệnh trĩ hiệu quả nhanh nhất

1. Ngâm hậu môn với nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15-20 phút có thể giảm ngứa và đau tạm thời. Sau khi ngâm xong cần dùng khăn sạch lau khô hậu môn.

Bị trĩ ngứa ngáy có thể ngâm hậu môn trong nước ấm

Khi bệnh trĩ gây ngứa có thể ngâm rửa hậu môn trong nước ấm để giảm ngứa

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Cách này sẽ giảm kích ứng cho hậu môn, giúp vùng niêm mạc quanh hậu môn dịu lại và bớt ngứa. Bạn dùng khăn mềm ngâm trong nước nóng rồi vắt bớt nước để đắp lên vùng trĩ hoặc dùng khăn bọc vài viên đá lạnh rồi chườm hậu môn.

3. Sử dụng thuốc

  • Thuốc bôi giảm sưng viêm: Có thể dùng kem bôi chứa steroid bôi lên vùng bị sưng tấy để làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ: Giảm sưng, giảm viêm.
  • Thuốc giảm đau: Có thể dùng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol để giúp giảm đau và ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi hết tác dụng tình trạng ngứa vẫn có thể xuất hiện trở lại. Không nên dùng thường xuyên để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc gây tê: Có thể dùng các loại thuốc không kê đơn dạng kem bôi chứa các thành phần như: Lidocaine, xylocaine, dibucaine.
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp làm giảm kích ứng của phân lên niêm mạc hậu môn. Có thể dùng các thuốc nhuận tràng không kê đơn nhưng cần thận trọng khi dùng và không nên dùng thường xuyên để tránh gặp tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc giảm kích ứng da: Thường được dùng phổ biến nhất là kẽm oxit và được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc kem hoặc miếng dán.

Dùng thuốc trị ngứa hậu môn do bệnh trĩ

Sử dụng thuốc để làm dịu cơn ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra

4. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện để tránh tình trạng phân bám lại gây nhiễm trùng. Nên dùng khăn mềm thấm nước để lau nhẹ nhàng hoăc rửa hậu môn với nước rồi lau khô. Cần chú ý không chà xát hậu môn quá mạnh trong quá trình vệ sinh.

5. Dùng nguyên liệu tự nhiên

Dùng các loại dược liệu tự nhiên như nước cây phỉ, diếp cá, ngải cứu để bôi lên vùng da bị ngứa. Những loại dược liệu này sẽ giúp săn se da, giảm sưng ngứa hiệu quả. Ngoài ra, dùng gel nha đam bôi lên vùng bị trĩ cũng giúp giảm kích ứng, giảm ngứa.

Đối với người bệnh trĩ, việc giảm ngứa chỉ là phương pháp tạm thời. Điều quan trọng với người bệnh lúc này là cần phải chữa khỏi bệnh từ đó các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát cũng sẽ biến mất.

Dùng các nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa hậu môn do trĩ gây ra

Sử dụng mẹo dân gian, trị ngứa do trĩ bằng các loại nguyên liệu tự nhiên

IV - Giảm ngứa, đau rát hậu môn do bệnh trĩ bằng bài thuốc Ngự y mật phương

Để giúp giảm các triệu chứng do trĩ gây ra nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả có thể kể đến viên trĩ Ngự y mật phương của Dược phẩm Nhất Nhất - Chuẩn Đông y thế hệ 2, nhờ đó hiệu quả vượt trội hơn hẳn các dòng Đông y truyền thống.

  • Giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy.
  • Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, hết táo bón, đi cầu đều đặn, nhẹ nhàng.
  • Giúp búi trĩ teo dần sau 1 tháng sử dụng.
  • Sau 1 liệu trình thành mạch máu bền vững nhờ đó hạn chế trĩ tái phát.

Tóm lại, bệnh trĩ có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác nhau để giúp giảm ngứa hiệu quả. Nhưng quan trọng bạn vẫn cần phải điều trị triệt để bệnh trĩ.

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại