Thứ bảy, 23/11/2024 | 06:20
RSS

Nước mũi vàng là nhiễm trùng hay bình thường?

Thứ sáu, 05/04/2024, 09:24 (GMT+7)

Nước mũi có thể trong suốt, không màu, màu vàng hoặc màu xanh. Nhận biết được nguyên nhân khiến nước mũi vàng sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến nước mũi vàng

MỤC LỤC:
Nước mũi là gì?
Vai trò của dịch nhầy
Tại sao nước mũi màu vàng?
Nước mũi vàng có nguy hiểm không?
Khắc phục tình trạng chảy nước mũi vàng tại nhà
Dung dịch vệ sinh mũi – xịt sạch, thông mũi

Nước mũi là gì?

Cơ thể mỗi ngày đều tự sản sinh ra khoảng 1.5 lít dịch nhầy. Chúng được tạo thành từ nước, protein, kháng thể và muối, có đặc điểm nhầy và dính.

Chỉ một lượng nhỏ dịch nhầy tồn tại ở phần xoang và khoang mũi, phần lớn còn lại đều được nuốt rồi bị hòa tan ở dạ dày. Dịch nhầy ở mũi xoang thường được gọi là nước mũi.

Vai trò của dịch nhầy

Dịch nhầy có vai trò rất lớn đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là với hệ hô hấp và hệ thống miễn dịch.

Bảo vệ, ngăn chặn không cho các tác nhân có hại xâm nhập vào phổi và gây bệnh cho cơ thể.

Là nơi bắt giữ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các chất gây dị ứng… sau đó đẩy ra ngoài cơ thể bằng phản xạ hắt xì hoặc phản ứng chảy nước mũi.

Đôi khi, lượng chất nhầy bẩn này cũng có thể bị trôi xuống cổ họng, lúc này cơ thể sẽ có phản xạ ho để đẩy chúng ra ngoài. 

Một chức năng khác của dịch nhầy là hỗ trợ làm ẩm không khí hít từ bên ngoài vào, đồng thời, giữ xoang mũi ấm hơn trong môi trường không khí quá khô hoặc quá lạnh, tránh tác động tiêu cực đến hệ thống hô hấp.

Dịch nhầy là hàng rào bảo vệ hệ hô hấp

Tại sao nước mũi màu vàng?

Dịch nhầy hay nước mũi vốn dĩ trong suốt và không có màu, nhưng đổi màu là do sự có mặt của bạch cầu.

Sau khi tiêu diệt tác nhân gây bệnh, bạch cầu cùng xác vi khuẩn, virus được hệ hô hấp của con người thải lọc tự nhiên, đẩy ra ngoài bằng hiện tượng chảy nước mũi.

Trong bạch cầu có chứa rất nhiều loại enzym có màu, điều này khiến dịch mũi chuyển sang vàng hoặc xanh. Thông thường, triệu chứng này chỉ kéo dài tối đa 10 - 14 ngày, sau khi tình trạng nhiễm khuẩn được khắc phục, màu sắc dịch mũi sẽ trở về bình thường.

Nước mũi vàng là phản xạ bảo vệ tự nhiên của cơ thể

Nước mũi vàng có nguy hiểm không?

Nước mũi vàng loãng

Nếu nước mũi chảy ra có màu vàng trong và loãng thì lúc này bạn không cần quá lo lắng, vì mũi chảy dịch vàng lỏng chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. 

Chỉ sau 10-14 ngày bạn sẽ thấy nước mũi có màu trong suốt trở lại.

Nước mũi màu vàng đặc

Nếu nước mũi vàng đặc hoặc chuyển sang vàng đậm (hoặc trông giống màu xanh) thì đó là biểu hiện cho thấy sự nghiêm trọng.

Bởi vì khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, hệ miễn dịch sẽ đưa đến một lượng lớn tế bào bạch cầu để thực hiện nhiệm vụ, làm cho dịch mũi trở nên đặc và có màu sắc đậm hơn. 

Vì vậy bạn cần tăng cường vệ sinh mũi họng, có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bổ trợ để cải thiện tình trạng.

Trong trường hợp có kèm theo sốt liên tiếp 3-4 ngày, đau đầu dữ dội, nôn mửa thì đây là lúc bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Khắc phục tình trạng chảy nước mũi vàng tại nhà

Bạn có thể tự khắc phục vấn đề nước mũi màu vàng, rút ngắn thời gian nhiễm trùng bằng một số giải pháp như:

  • Nghỉ ngơi hợp lý và khoa học, để cơ thể có thời gian thư giãn cũng như hồi phục lại các tế bào miễn dịch.
  • Uống nước nhiều hơn so với thường ngày, ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau củ quả hơn để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Nên xì mũi thường xuyên để loại bỏ các mảnh vụn bị mắc kẹt và giữ cho đường hô hấp được thông thoáng. Vì nếu các chất gây hại không được tống ra bên ngoài, chúng có thể tích tụ dẫn đến dịch nhầy bị cô đặc lại, gây nên tình trạng khó thở và góp phần làm bệnh nặng hơn.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp như khói thuốc lá, chất độc hại, bụi bẩn…
  • Nên xịt mũi bằng dung dịch nước muối thường xuyên hơn để hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh và làm loãng phần dịch nhầy trong mũi.

Xịt mũi giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi

Dung dịch vệ sinh mũi – xịt sạch, thông mũi

Để làm loãng dịch nhầy, giúp đào thải dịch nhầy trong mũi ra ngoài, đồng thời giúp làm sạch và săn se niêm mạc mũi, phòng tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên, xu hướng được nhiều người sử dụng hiện nay là các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt.

Dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối cùng các khoáng chất có nồng độ tối ưu với sức khỏe niêm mạc.

Dung dịch vệ sinh mũi (ví dụ ZENKO) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo để sử dụng khi cần.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

Thành phần: 
Người lớn: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương chanh tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
Trẻ em: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương cam tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.

Đối tượng sử dụng:
• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.
• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.
• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại