Nước mũi có máu có nguy hiểm không?
Nước mũi có máu là hiện tượng trong dịch mũi có xuất hiện lẫn máu, xì nước mũi ra máu. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, nhất là với những người hay bị chảy nước mũi và xì mũi.
Ngoài ra, người chảy dịch mũi có máu còn có một số biểu hiện khác đi kèm như: hắt hơi nhiều, tắc ngạt mũi, mũi bị khô, kích ứng, khó thở...
Nước mũi có máu được coi là hiện tượng bình thường trong các trường hợp sau:
Nhìn chung chảy dịch mũi có máu là do bên trong đường mũi, xoang bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Nước mũi có máu ngoài những biểu hiện bình thường nêu trên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác gây chảy máu mũi mức độ nặng, nhẹ khác nhau gồm có:
Chấn thương mũi do va đập hoặc khi đưa vật sắc nhọn, vật lạ vào bên trong mũi (hay gặp ở trẻ em) hoặc do hậu phẫu phẫu thuật mặt mũi khiến các mao mạch máu trong mũi bị tổn thương gây chảy máu. Từ đó kéo theo dịch mũi hay chảy nước mũi có lẫn máu. Ngoài ra, nếu bạn hắt hơi hay xì mũi cũng có thể tác động thêm và tùy theo mức độ, vị trí bị chấn thương mũi xoang mà lượng máu mũi chảy ra có thể nhiều hoặc ít.
Cấu trúc mũi bất thường (lệch vách ngăn mũi, gai xương mũi…) là nguyên nhân khiến mũi bị thiếu độ ẩm, thường sẽ bị khô mũi, mạch máu mũi vì thế mà cũng dễ bị xây xước hơn và gây chảy máu mũi ra ngoài.
Nước mũi có máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi họng xuất tiết.
Chấn thương mũi, viêm nhiễm, nhiễm trùng mũi xoang dẫn đến dịch nước mũi có lẫn máu...
Người bị viêm xoang cũng thường gặp tình trạng chảy dịch mũi có máu. Tương tự như với viêm mũi nguyên nhân viêm nhiễm và phù nề niêm mạc xoang, các mao mạch máu vùng xoang dễ bị tổn thương, máu chảy từ xoang xuống mũi dẫn đến nước mũi chảy ra có lẫn máu. Nhiều trường hợp dịch mũi có máu còn lẫn cả mùi hôi tanh.
Sự xuất hiện của khối u trong mũi hoặc các hốc xoang là thủ phạm khiến cho nước mũi có máu. Khối u có thể chèn ép vào các mạch máu khiến chúng dễ bị tổn thương, dễ bị vỡ hơn. Dịch mũi có máu do khối u có thể đi kèm theo các triệu chứng như: đau nhức quanh vùng mắt, khứu giác giảm sút, tình trạng tắc nghẹt mũi càng ngày càng nặng hơn...
Khi mũi hít phải các hóa chất độc hại như amoniac, formaldehyde, cocaine thì có thể khiến cho mạch máu mũi bị yếu dần đi, dễ bị đứt mạch máu, xuất hiện tình trạng nước mũi có máu.
Tổn thương mũi, sổ mũi ra máu do hít phải hóa chất độc hại, chất tẩy rửa
>>> XEM THÊM: Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi- Triệu chứng của bệnh gì?
Đa phần các trường hợp nước mũi có máu ở thể nhẹ đều là bình thường, không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý với những biểu hiện bất thường thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và có sự can thiệp chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe Những triệu chứng bất thường gồm có:
>>> XEM THÊM: Phương pháp điều trị viêm xoang nghẹt mũi
Khi gặp phải tình trạng trong nước mũi có lẫn máu, một số biện pháp khắc phục và lưu ý bạn có thể tham khảo thực hiện như sau:
Cầm máu mũi bằng cách dùng bông thấm dịch mũi có máu, thở bằng miệng và đầu hơi ngả về phía sau.
Tăng cường sức đề kháng, tăng tính bền vững thành mạch máu ở mũi bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C như: đu đủ, cam quýt, ổi, dâu tây, súp lơ, khoai tây, ớt chuông đỏ...
Nếu nước mũi có máu là triệu chứng của bệnh lý thì người bệnh cần được chữa trị bệnh lý liên quan, từ đó sẽ khắc phục được triệu chứng. Trước tiên người bệnh sẽ được thăm khám tổng quát kèm các xét nghiệm cần thiết và chuyên sâu. Sau khi xác định được nguyên nhân, tùy theo mức độ bệnh mà người bệnh có thể được điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật):
Khi gốc bệnh được chữa trị tích cực thì tình trạng nước mũi có máu sẽ được cải thiện.
Hầu hết tình trạng nước mũi có lẫn máu đều liên quan đến sự tổn thương mạch máu mũi, khiến cho mạch máu dễ bị vỡ và rỉ máu vào dịch nước mũi. Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nước mũi có máu từ nguyên nhân đến cách khắc phục.