Thứ hai, 29/04/2024 | 03:15
RSS

Trẻ bị chảy nước mũi do đâu, cần làm gì để giúp trẻ nhanh khỏi?

Thứ sáu, 02/02/2024, 06:29 (GMT+7)

Trẻ bị chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến nhất do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có nhiều cách đơn giản giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng.

Trẻ bị chảy nước mũi do rất nhiều nguyên nhân

MỤC LỤC:
Trẻ bị chảy nước mũi do đâu?
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi?
Làm thế nào để phòng tránh trẻ bị chảy nước mũi?

Trẻ bị chảy nước mũi do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mũi. Có sự khác biệt nhỏ giữa quan điểm của Tây y và Đông y.

Theo Tây y, phần hốc mũi có lót 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có khả năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn giúp bảo vệ xoang mũi. Nếu lớp biểu mô nơi hốc mũi bị tác động bởi thời tiết hay hóa chất, dị vật, viêm nhiễm, khối u,… sẽ sản sinh ra nhiều dịch và gây ra tình trạng chảy nước mũi.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mũi

Theo Đông y, nguyên nhân trẻ bị chảy mũi là do nhiễm lạnh. Bởi lẽ phế tạng của trẻ nhỏ chưa đạt sự hoàn thiện thế nên thời tiết thay đổi đột ngột hay ra nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh.

Trong giai đoạn khởi bệnh, chúng ta thường thấy những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi trong, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Tiếp theo đó, trẻ có thể ho nặng khiến tạng phế bị yếu đi.

Niêm mạc mũi chứa khá nhiều vi khuẩn, virus nếu gặp điều kiện tốt hoặc thời tiết lạnh làm tăng sinh mạnh mẽ khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng.

Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ sẽ thấy các biểu hiện nhẹ như sổ mũi, hắt hơi. Những ngày tiếp theo, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm trầm trọng hơn với tình trạng ho nhiều, trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản… sẽ khiến việc chữa trị sau này gặp khó khăn hơn.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi?

Khi phát hiện con có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi cần xử lý ngay để trị dứt điểm không để bệnh tiến triển.

Dưới đây một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng sớm ngay tại nhà.

Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong thì cha mẹ chỉ nhỏ nước muối sinh lí 0.9 % mỗi ngày từ 4 - 5 lần và mỗi bên khoảng 3 - 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển thành màu vàng xanh thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để biết rõ nguyên nhân và có phương án điều trị sớm.

Khi nhỏ nước muối sinh lý cho bé, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Ngâm chai nước muối trong nước ấm tránh tình trạng nhỏ nước muối lạnh khiến trẻ giật mình và sợ hãi
  • Đặt bé nằm ngửa và đầu hơi ngả về sau sao cho phần đầu thấp hơn phần chân của trẻ.
  • Đợi trong vòng 30 giây để nước làm chất nhầy ở trong mũi loãng hơn. 

Nhỏ nước muối sinh lý là phương pháp đầu tiên cha mẹ nên áp dụng khi trẻ bị chảy nước mũi

Làm sạch phần hốc mũi

Đối với trẻ lớn có thể hỉ mũi thì đặt cho bé ngồi và hỉ mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ không thể tự hỉ mũi thì bố mẹ dùng dụng cụ để hút phần dịch nhầy có trong hốc mũi. Bố mẹ dùng bóng hút và bóp xẹp chúng rồi đưa đầu ống hút vào mũi trẻ. Dùng tay bịt 1 bên mũi rồi nhanh tay buông cho bóng phồng ra. Phần dịch mũi sẽ được bóng hút thu vào.

Để giúp trẻ hỉ mũi dễ dàng hơn, cha mẹ nên xịt cho bé nước muối biển giúp làm sạch hốc mũi. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi cung cấp thêm các khoáng chất giúp trẻ hạn chế bệnh hô hấp.

Lưu ý bố mẹ không được dùng tay bịt cả 2 bên mũi để trẻ hỉ mũi do làm như vậy sẽ khiến áp lực bị tăng đột ngột. Bên cạnh đó, giấy dùng cho trẻ hỉ mũi phải là loại giấy mềm và sạch, dùng 1 lần rồi bỏ đi ngay.

Một số lưu ý khác

Bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,...) và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,...) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.

Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng tống ra ngoài hoặc bố mẹ vệ sinh bằng dụng cụ dễ hơn.

Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon.

Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.

Mang tất giúp bé giữ ấm và hạn chế chảy nước mũi

Làm thế nào để phòng tránh trẻ bị chảy nước mũi?

Virus cảm lạnh và virus cúm lây lan qua sự phát tán trong không khí của các giọt nhỏ mang virus bắn ra khi một người ho hoặc hắt hơi (một số virus tồn tại trong vài giờ lơ lửng trong không khí). Những virus này được truyền qua việc hít thở những giọt nhỏ trong không khí này hoặc bằng cách chạm vào các đồ vật mà chúng đã bám vào (một số vi trùng có thể sống sót trên các bề mặt trong nhiều giờ). Người bị bệnh có mầm bệnh trong mũi, miệng, mắt và trên da nên tránh hôn trẻ.

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh do thường xuyên tiếp xúc với đồ vật trong khi chơi, đưa đồ vật vào miệng (núm giả, thìa, đồ chơi,...) và cho ngón tay vào miệng, vào mũi. Đây là lý do tại sao những trẻ được chăm sóc trong môi trường cộng đồng (nhà trẻ, trung tâm chăm sóc,...) thường bị bệnh nhiều hơn trong những năm đầu tiên so với những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà hoặc với người trông trẻ.

Người lớn bị bệnh hô hấp nên tránh hôn trẻ

Vì vậy, rửa tay là cách tốt nhất để giảm lây truyền cảm lạnh và cúm. Cần rửa tay bằng xà phòng trong 30 giây, chà kĩ móng tay và đầu ngón tay, lòng bàn tay và mặt ngoài của bàn tay, khớp ngón tay và cổ tay. Dùng khăn sạch để lau khô người. Mẹ cũng nên rửa tay sau khi lau mũi cho bé và sau khi chạm vào những đồ vật mà người mắc bệnh đã chạm vào, đặc biệt là trước khi chuẩn bị bữa ăn.

Giữ ấm cho trẻ trong những ngày lạnh hoặc thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Dùng dung dịch vệ sinh mũi để xịt sạch, thông mũi cho trẻ khi trẻ đi từ ngoài đường về, khi mới có triệu chứng nghẹt mũi hoặc khi mới bị sổ mũi nhẹ. Dung dịch vệ sinh mũi sẽ giúp làm sạch, phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc.

Dung dịch vệ sinh mũi (ví dụ: Zenko) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo để sử dụng.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Xịt sạch – Thông mũi

Dung dịch vệ sinh mũi ZENKO chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… cùng hương chanh tự nhiên cho người lớn và hương cam tự nhiên cho trẻ em, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.

Zenko giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc;

Làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại