Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:02
RSS

Sổ mũi khi mang thai khắc phục thế nào?

Thứ ba, 18/08/2020, 11:18 (GMT+7)

Khi mang thai, chức năng miễn dịch suy giảm, đồng nghĩa với việc mẹ bầu dễ “nhạy cảm” với các bệnh lý hơn và tình trạng sổ mũi khi mang thai cũng xảy ra thường xuyên hơn. Sổ mũi khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Sự kiện:
sổ mũi

Theo thống kê từ các bác sĩ phụ sản, khoảng 18 – 42% phụ nữ mang thai có khả năng bị sổ mũi. Tình trạng này có thể phát sinh vào bất cứ lúc nào, nhưng thường chủ yếu là 3 tháng đầu hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Sổ mũi khi mang thai kéo dài hoặc kèm các triệu chứng như ho, sốt gây lo lắng và nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Nguyên nhân gây sổ mũi khi mang thai

Dị ứng thai kỳ: Tình trạng hắt hơi, sổ mũi do dị ứng thường hắt hơi dài từng cơn, xảy ra trong nhiều giờ, nước mũi có đặc điểm trong, nhiều, nghẹt mũi, cảm giác ngứa khó chịu, đầu nhức đôi khi có cảm giác căng ở vùng xoang mặt. Hiện tượng dị ứng thai kỳ thường khó dự đoán, sau khi xuất hiện, tình trạng bệnh có thể đỡ chút ít hoặc trở nặng, hoặc là một biểu hiện của một bệnh dị ứng nào đó mà trước khi mang thai chị em chưa từng mắc phải. Nếu bị ngứa, bạn cũng chỉ nên xoa nhẹ nhàng vùng da bị ngứa để giảm bớt khó chịu và nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, còn có tình trạng hắt hơi khi mang thai theo chu kỳ. Tình trạng này xuất hiện mỗi khi ngủ dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, tiếp xúc với bụi bẩn. Ban đầu nước mũi trong sau đó đặc thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.

Bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm: Biểu hiện sổ mũi, ngạt mũi kèm theo ho, họng đau, hắt hơi liên tục, nước mũi có dịch vàng hoặc xanh, đau đầu nhẹ và/hoặc sốt cho thấy bà bầu đã bị mắc bệnh truyền nhiễm, dễ gặp phải là cảm cúm. Lúc này, mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao làm tăng sản xuất chất nhầy và có thể gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Estrogen xuất hiện có thể gây ra sưng, viêm ở trong mũi, cản trở quá trình thở bình thường khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu.

Sổ mũi khi mang thai

Nồng độ estrogen tăng cao khi mang thai có thể gây ra hiện tượng sổ mũi

Sổ mũi khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nếu tình trạng sổ mũi khi mang thai mà không kèm theo các dấu hiệu khác như ho, đau họng hay sốt… sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Nếu sổ mũi đi kèm với sốt hay phát ban, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. Sổ mũi có thể do một số loại virus gây nên, có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ. 

Nếu sổ mũi đi kèm với tình trạng sốt cao kéo dài sẽ tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và không não,… Sốt cao và độc tố còn có thể kích thích tử cung co bóp làm thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy những trẻ bị sinh non do người mẹ bị mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Sổ mũi khi mang thai

Sổ mũi kèm sốt cao đặc biệt nguy hiểm với thai nhi

Sổ mũi khi mang thai phải làm gì?

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra cách khắc phục sổ mũi cho bà bầu tốt nhất. Những lựa chọn thường là:

Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý 

Nước muối sinh lý thường được dùng để rửa mũi, súc miệng, nhỏ mắt, thích hợp cho mọi lứa tuổi và an toàn cho mẹ bầu. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng, giúp đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn. 

Sổ mũi khi mang thai

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm sổ mũi khi mang thai

Mẹ bầu có thể sử dụng bình rửa hoặc bình xịt mũi, nghiêng đầu sang một bên, để nước muối chảy từ bên này sang bên kia. Xịt rửa 2 -3 lần/ngày trong giai đoạn sổ mũi giúp giảm sổ mũi, hạn chế và ngăn ngừa viêm mũi họng.

Bổ sung vitamin C

Khi bà bầu bị hắt hơi, sổ mũi việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe Có thể bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như chanh, cam, ổi… Uống một cốc nước chanh ấm, nước cam ép mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Pha 1/4 thìa cà phê muối với 1 lít nước để súc miệng hàng ngày. Mẹ bầu nên ngửa cổ lên khi súc miệng để nước muối chảy vào cổ họng.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật ong nếu không quen với vị chua của chanh.

Tránh xa những tác nhân gây kích thích 

Khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu, phấn hoa… có thể làm tình trạng sổ mũi ở mẹ bầu thêm trầm trọng.

Không ăn cay

Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, cà ri… có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – sản xuất theo công thức chuyển giao của Mỹ

Sổ mũi khi mang thai

Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, giúp đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 (giờ hành chính)

 

DS Phan Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN