Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:08
RSS

Giao mùa, làm sao để phòng ngừa sổ mũi nghẹt mũi cho trẻ?

Thứ bảy, 21/09/2019, 14:41 (GMT+7)

Thời tiết thay đổi thất thường lúc giao mùa khiến trẻ nhỏ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Không kịp điều trị bệnh dễ tiến triển thành viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang…

sổ mũi nghẹt mũi

Bước vào thời điểm giao mùa hãy học cách bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ

Vì sao trẻ hay bị sổ mũi, nghẹt mũi khi giao mùa?

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có hệ hô hấp và hệ miễn dịch đang trong thời kỳ phát triển, chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời điểm giao mùa như ban ngày nắng, sáng sớm, chiều tối và ban đêm se lạnh, cộng với độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, gây bệnh. Trẻ nhỏ thường không thích ứng kịp thời với sự thay đổi này, nên rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi. 

Sổ mũi, nghẹt mũi có thể gây biến chứng khó lường 

Sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Chính vì thế nên nhiều bậc phụ huynh lơ là, dẫn đến nhiều hệ lụy. 

Sổ mũi làm hẹp một phần đường lưu thông khí, khiến trẻ khó thở, dịch nhày hốc mũi làm môi trường thuận lợi phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Nghẹt mũi có thể làm cho các tế bào trong đường hô hấp bị biến dạng và dẫn đến nghẹt mũi kinh niên. Những triệu chứng này thường khiến trẻ khó chịu, khó ngủ và hay quấy khóc. 

Sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài không được chữa dứt điểm có thể khiến virus, vi khuẩn xâm nhập từ mũi lên tai gây viêm tai giữa (vì ở trẻ vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang hơn so với người lớn). Nước mũi mang theo virus hay vi khuẩn chảy xuống cổ họng gây ho, viêm họng, thậm chí là viêm phế quản…

Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, cha mẹ nên tìm cách điều trị dứt điểm, tránh để dài ngày gây ra nhiều biến chứng.

Giải pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả

Để phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi và các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ trong thời điểm giao mùa, các bậc cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ. Khi đưa đón con đi học lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, đừng quên mặc áo khoác dài tay hay quàng khăn mỏng để giữ ấm cho bé. 

Ngoài ra, khói bụi, ô nhiễm môi trường cũng làm tăng nguy cơ sổ mũi, nghẹt mũi. Vì vậy, cha mẹ nên đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài, ở nhà nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không có khói thuốc lá. 

sổ mũi nghẹt mũi

Cha mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ khi đường, để tránh khói bụi

Khi trẻ đã bị sổ mũi, nghẹt mũi, cha mẹ có thể rửa sạch mũi, hay hút mũi để làm sạch nước mũi, dịch nhày. Với những trẻ lớn, cha mẹ nên dạy trẻ cách xì mũi. 

Hít ngửi hơi nước ấm cũng là biện pháp đơn giản giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi. Bởi hơi nước giúp làm loãng dịch nhày trong mũi, nước mũi sẽ chảy ra ngoài dễ hơn. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp vào bát hay chậu nước nóng, rồi cúi mặt xuống để hít ngửi hơi nước bốc lên. Với những trẻ nhỏ, cha mẹ cần giám sát trẻ, tránh để bị bỏng.

Ngoài các biện pháp kể trên, cha mẹ nên có thói quen vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh mũi. Bởi theo GS.TS Nguyễn Hữu Khôi – Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM xịt mũi hàng ngày khi bị sổ mũi, nghẹt mũi là việc rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng như viêm xoang mũi. 

Cần lưu ý khi lựa chọn dung dịch vệ sinh mũi là chọn sản phẩm có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Nước muối biển giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, làm sạch niêm mạc mũi, xoang. Các nguyên tố vi lượng có tính sát khuẩn, kháng viêm mũi, đồng thời còn giúp bảo vệ niêm mạc mũi, phục hồi niêm mạc suy yếu và tăng cường sức khỏe niêm mạc.

 

Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN