Bình thường, mũi và xoang tiết ra dịch nhày giúp giữ cho niêm mạc luôn được ẩm ướt, giữ lại những bụi bẩn và tác nhân gây hại không cho xâm nhập sâu vào đường hô hấp. Dịch này sẽ được trôi xuống họng và nuốt vào mà không hề gây nên những bất thường nào. Dịch này có thể được tiết ra quá mức dưới tác động của một số tác nhân như:
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Dịch mũi tiết ra khi bị cảm có thể ứ đọng tại mũi gây bít tắc và nghẹt mũi tạm thời.
- Khóc: Khi trẻ khóc, nước mắt chạy qua tuyến lệ xuống khoang mũi gây chảy nước mũi.
- thời tiết lạnh: không khí lạnh ngoài môi trường có thể gây những phản ứng của cơ thể như hắt hơi, chảy nước mũi.
- Viêm xoang hoặc viêm VA ở trẻ: tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp sẽ khiến niêm mạc mũi xoang tiết nhiều dịch hơn.
Viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ
- Viêm mũi dị ứng: tăng tiết dịch nhày là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông chó mèo...
- Viêm mũi không do dị ứng: đây cũng là phản ứng của niêm mạc đường hô hấp khi tiếp xúc với những tác nhân không liên quan đến cơ chế dị ứng như: khói thuốc, môi trường ô nhiễm hay đồ ăn cay nóng.
- Các bệnh lý tại mũi mũi như: u nang sàn mũi, lệch vách ngăn...
Thông thường, tình trạng sổ mũi ở trẻ thường tự hết mà không cần điều trị. Một số nguyên nhân gây sổ mũi như môi trường, thời tiết... là những tác nhân không thay đổi. Đây cũng là lý do trẻ thường bị sổ mũi tái lại nhiều lần. Đặc biệt, với trẻ dưới 5 tuổi, khi sức đề kháng còn yếu, các tác nhân gây bệnh càng dễ tấn công và làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Nếu sổ mũi không tự khỏi vẫn tiếp diễn trên 10 ngày hoặc kèm sốt thì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý được nêu bên trên. Ngoài ra, nước mũi tồn lưu tại xoang mũi lâu ngày cũng là điều kiện thuận lợi để các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm... phát triển và gây nên bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ.
Trẻ sổ mũi trên 10 ngày hoặc kèm sốt và dấu hiệu của bệnh lý
Để các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu thì cần phát hiện rõ nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ. Các biện pháp điều trị tương ứng có thể bao gồm: tránh tác nhân kích ứng, vệ sinh mũi, thuốc uống, thuốc xịt mũi hoặc thậm chí phẫu thuật.
Với tình trạng sổ mũi thông thường, tránh những tác nhân kích ứng đóng vai trò trung tâm trong điều trị và dự phòng sổ mũi, bao gồm: giữ ấm cho trẻ khi trở lạnh, tránh khói thuốc, môi trường bụi bẩn hoặc phấn hoa.
Thuốc uống và thuốc xịt mũi trong điều trị triệu chứng số mũi bao gồm: thuốc chống viêm steroid, kháng histamin và ipratropium.
Vệ sinh mũi là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp giải quyết và dự phòng tình trạng sổ mũi tái diễn cho trẻ. Cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng cách rửa mũi hoặc xịt mũi bằng dung dịch nước muối. Rửa mũi có thể làm sạch tức thì nhưng thường gây sợ hãi cho trẻ. Dung dịch xịt mũi dạng phun sương êm dịu có thể là lựa chọn phù hợp trong trường hợp này.
Nước muối xịt mũi giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn, virus... tồn đọng tại niêm mạc. Dịch mũi chữa những tác nhân này có thể được cuốn trôi xuống họng hoặc xì ra ngoài tùy cách trẻ sử dụng.
Xịt mũi bằng nước muối hỗ trợ điều trị và dự phòng sổ mũi ở trẻ
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có thành phần nước muối biển tinh khiết, được bổ sung thêm các khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn... với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc đường hô hấp, giúp trẻ giảm sổ mũi, nghẹt mũi và ngăn ngừa triệu chứng tái phát. Zenko được tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và độ an toàn tương đương nước muối biển sâu của Pháp.
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – sản xuất theo công thức chuyển giao của Mỹ Phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, dùng trong trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi. Sản phẩm có thể dùng lâu dài, an toàn Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 (giờ hành chính) |