Không khí sau khi vào mũi trẻ sẽ được làm ấm, làm sạch và làm ẩm nhờ hệ thống niêm mạc mũi. Hệ thống này sẽ thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố như nấm mốc, vi khuẩn, khói bụi… Tất cả các yếu tố này sẽ được giữ lại bởi lớp nhầy trong mũi, hòa tan các chất kích thích. Trong đó các tế bào lông sẽ đưa xuống họng và loại bỏ. Tuy nhiên nó sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và khiến cho chất dịch được tiết ra nhiều hơn. Đây chính là lý do mà trẻ bị sổ mũi thường xuyên, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Trẻ bị sổ mũi thường xuyên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày:
Do viêm mũi họng
Một trong số những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi là do viêm mũi họng. Do trẻ chưa biết xì mũi như người lớn đồng thời khi sổ mũi trẻ không được mẹ vệ sinh đúng cách nên sẽ khiến tình trạng viêm mũi ngày càng nặng hơn. Ngoài ra có thể do trẻ phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ tốt.
Do cảm lạnh, cảm cúm
Khi thời tiết thường xuyên thay đổi, trẻ có thể bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho và sốt. Thông thường bệnh có thể tự khỏi hoặc giảm bớt sau 1 tuần nhưng nếu hệ miễn dịch của trẻ yếu thì triệu chứng này sẽ kéo dài tới hơn 1 tháng.
Trẻ bị sổ mũi, ho có thể do cảm lạnh, cúm
Trẻ bị dị ứng
Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với lông thú cưng, phấn hoa hay do môi trường không khí bị ô nhiễm. Những tác động đó cũng khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày.
Trẻ bị viêm xoang
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày với dịch mũi màu xanh lá cây thường là dấu hiện ban đầu của bệnh viêm xoang. Lâu ngày không chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết…
Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn ở trẻ hay còn gọi là hen phế quản, là căn bệnh không lây, thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, khó thở…
Hen suyễn cũng khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày
Trẻ thường xuyên bị sổ mũi nếu không được điều trị và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm mũi mạn tính.
Nguy hiểm hơn, sổ mũi kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm tai giữa hoặc một số bệnh lý khác.
Sổ mũi lâu ngày không khỏi có thể gây ra biến chứng viêm tai giữa ở trẻ
Nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên
Dùng máy làm ẩm không khí
Nếu trong phòng mở điều hòa, mẹ có thể dùng máy làm ẩm không khí hay máy lọc không khí để không khí trong phòng bớt khô.
Sử dụng thuốc trị sổ mũi
Chỉ nên dùng thuốc theo sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Ba mẹ cần đọc kỹ cách dùng và liều dùng.
Đưa bé đi khám nếu sổ mũi kèm sốt cao trên 39 độ
Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ C kèm sổ mũi kéo dài thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Áp dụng phương pháp dân gian
Nếu tình trạng sổ mũi kèm theo ho thì mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian như hấp cách thủy mật ong cùng chanh hoặc quất cho trẻ uống hoặc dùng các loại siro điều trị ho, cảm.
Uống nước chanh mật ong giúp giảm ho, giảm sổ mũi
Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối biển
Xịt mũi được xem là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sổ mũi lâu ngày không khỏi. Xịt mũi giúp làm loãng và làm sạch lớp dịch nhày tích tụ ở niêm mạc, ngăn ngừa hình thành. Ngoài ra, trẻ có cơ địa dị ứng nên sử dụng hằng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với khói bụi.
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi như Zenko sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn cũng như các dị nguyên ngoài môi trường, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sổ mũi hiệu quả.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO - Zenko xịt sạch, thông mũi - Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em. Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Xem thêm tại đây. Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689 |