Thứ năm, 12/09/2024 | 02:04
RSS

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao?

Thứ hai, 08/01/2024, 11:57 (GMT+7)

Hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy, bạn có biết trẻ bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao để điều trị nhanh chóng?

Hắt hơi sổ mũi có thể tiến triển nặng nếu không được xử lí đúng cách

MỤC LỤC:
Nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi?
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa trẻ hắt hơi sổ mũi?
Dung dịch vệ sinh mũi – giảm tình trạng bé bị hắt hơi sổ mũi?

Nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Mũi được coi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do các tác nhân khác nhau, sẽ khiến lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi hay còn gọi là sổ mũi. Đồng thời khi niêm mạc mũi bị kích thích, hắt hơi xuất hiện như một phản ứng tự nhiên để loại bỏ chất cản trở.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé hắt hơi sổ mũi. Trong đó, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Một số nguyên nhân khác là:

  • Vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp
  • Dị ứng thức ăn, lông động vật, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất
  • Thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm

Nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ rất đa dạng

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi - họng.
 
Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ gồm sổ mũi hắt hơi. Sau vài ngày, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, có thể dẫn tới viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản... gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Các biện pháp điều trị và phòng ngừa trẻ hắt hơi sổ mũi

Việc điều trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để trị bệnh dứt điểm.

Vệ sinh mũi sạch sẽ

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi bố mẹ nên nhỏ nước mũi sinh lý để vệ sinh mũi cho con 4-5 lần mỗi ngày, mỗi bên mũi 2-3 giọt. Lưu ý, trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm để tránh tình trạng nhỏ nước lạnh khiến trẻ sợ. Khi nhỏ, để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân; nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi. Lúc này, tốt nhất cha mẹ nên dùng bóng hút để hút hết dịch mũi trong hốc mũi của bé.

Với trẻ trên 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt để vệ sinh mũi cho bé, sẽ tiện dụng và hiệu quả hơn.

Vì ngoài nước muối, các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi hiện nay còn được bổ sung thêm một số thành phần khoáng chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus.

Mỗi bên mũi, cha mẹ xịt 1-2 lần, sau đó cho bé ngồi thẳng xì mũi ra chiếc khăn sạch. Lưu ý khi xì mũi, cha mẹ hướng dẫn hoặc hỗ trợ bé bịt 1 bên mũi, tránh tình trạng không bịt mũi hoặc bịt cả 2 bên sẽ làm tăng nguy cơ viêm xoang ở trẻ.

Vệ sinh mũi sạch sẽ giúp giảm hắt hơi sổ mũi hiệu quả

Cha mẹ lưu ý không để dịch ở bên trong mũi, sau khi xịt rửa phải lau khô bằng khăn giấy mềm để trả lại độ ẩm an toàn cho mũi.

Uống nhiều nước

Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ nên tránh ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và chất béo.

Tắm nước gừng ấm

Cho trẻ tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng có thể làm lỏng dịch trong mũi, giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi.

Giữ ấm cho trẻ

Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh. Vào những ngày trời lạnh, và trước khi đi ngủ, cha mẹ nên cho con đi tất chân để giữ ấm. Khi đưa trẻ ra ngoài, nên đeo thêm khăn cổ cho con.

Giữ ấm cho bé khi trời trở lạnh là vô cùng cần thiết

Xoa dầu, tinh dầu vào lòng bàn chân

Thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé, massage vài phút sẽ giúp hạn chế trẻ nhiễm lạnh gây sổ mũi hắt hơi.

Dung dịch vệ sinh mũi – giảm tình trạng bé bị hắt hơi sổ mũi

Để xịt sạch, thông mũi cho bé, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn…) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.

Chỉ cần xịt nhẹ vào hốc mũi, dung dịch sẽ giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên. Đồng thời, dung dịch còn giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

Dung dịch vệ sinh mũi (ví dụ như ZENKO) có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. 

Trên đây là một số biện pháp dễ thực hiện để giảm tình trạng trẻ bị hắt hơi sổ mũi. Tuy nhiên trong trường hợp bé chảy mũi xanh vàng dài ngày, hoặc kèm các triệu chứng thở khò khè, ho nhiều, thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

Công dụng:
Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại