Thứ sáu, 26/04/2024 | 11:58
RSS

Sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng như thế nào thì cần phải điều trị ngay?

Thứ hai, 09/11/2020, 09:15 (GMT+7)

Buổi sáng ngủ dậy bạn thường bị hắt hơi từng tràng, chảy nước mắt nước mũi? Sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng có thể là do dị ứng hoặc mắc bệnh cần phải can thiệp y khoa.

 sổ mũi hắt hơi

Tìm hiểu về tình trạng sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng

Biểu hiện sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng 

Hắt hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Khi bạn hít phải bụi bẩn, tác nhân gây dị ứng, nấm mốc, lập tức sẽ hắt hơi để đẩy chúng ra ngoài. 

Hắt hơi 1-2 lần là phản ứng sinh lý bình thường, không có vấn đề gì. Nhưng, nếu sổ mũi hắt hơi thường xuyên vào buổi sáng thì lại là điều bất thường. 

Biểu hiện rõ nhất của hắt hơi vào buổi sáng thường xuyên là: 

  • Hắt hơi liên tục sau khi ngủ dậy 
  • Sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi
  • Thỉnh thoảng bị ho, khan tiếng
  • Hơi sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu.
sổ mũi hắt hơi
Sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng có thể là do dị ứng phấn hoa

Sổ mũi nghẹt mũi vào buổi sáng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất chính là do sự tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường. Các tác nhân kích thích như bụi, nhiệt độ lạnh, phấn hoa, mùi mạnh… tác động đến niêm mạc mũi, gây hắt hơi. 

Sự thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cũng là lý do khiến nhiều người bị sổ mũi hắt hơi nhiều vào buổi sáng. 

Nếu sau khi hắt hơi, cơ thể trở lại trạng thái bình thường thì đây là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng. 

Nếu sau khi hắt hơi, cơ thể mệt mỏi, mũi bị nghẹt cứng, đau đầu… thì đây là dấu hiệu của cảm lạnh, cúm, viêm xoang. 

Sổ mũi hắt hơi nhiều vào buổi sáng có cần điều trị không? 

Có cần điều trị hay không sẽ tùy vào nguyên nhân và các dấu hiệu kèm theo sổ mũi hắt hơi. 

 Với sổ mũi hắt hơi do dị ứng

Thông thường người bệnh chỉ cần tránh các tác nhân gây dị ứng, lau sạch nhà cửa để tránh bụi bẩn, đóng kín cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa, dùng máy lọc không khí… là tình trạng hắt hơi sổ mũi vào buổi sáng sẽ giảm hẳn.

Nếu bị hắt hơi thường xuyên, kéo dài, người bệnh có thể dùng thuốc chống dị ứng, phẫu thuật mũi nếu cấu trúc mũi bất thường, polyp dư thừa… Việc dùng thuốc hay phẫu thuật mũi cần có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị. 

Với sổ mũi đau họng do cảm lạnh, cúm

Nếu bị sổ mũi hắt hơi là do cảm lạnh, cúm thì việc điều trị ngay là cần thiết để tránh biến chứng kéo dài.

sổ mũi hắt hơi

Sổ mũi hắt hơi kèm theo nghẹt mũi, mệt mỏi là dấu hiệu cảm lạnh, cúm

Điều trị triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi: Dùng dung dịch vệ sinh mũi như Zenko hoặc Chekat để làm sạch hốc mũi, tránh để dịch nhầy mũi chảy xuống họng gây ho. Nếu dịch nhầy mũi nhiều và đặc, người bệnh có thể rửa mũi nhưng nên thực hiện đúng cách, tránh gây đau mũi, thậm chí biến chứng viêm tai giữa.

Điều trị triệu chứng sốt, mệt mỏi: Nếu sốt cao hơn 38,5 độ, cần uống thuốc hạ sốt để giảm đau, hạ sốt.

Các triệu chứng cảm lạnh, cúm thường sẽ biến mất trong khoảng 5-7 ngày, riêng ho có thể kéo dài lâu hơn. Để giảm ho và đau họng, bạn có thể uống trà mật ong chanh, lá húng chanh hấp đường phèn, lê hấp gừng mật ong hoặc dùng thuốc ho thảo dược…

Với sổ mũi nghẹt mũi do viêm xoang 

Khi hốc xoang bị viêm nhiễm, dịch mũi thường đặc, màu vàng đục, xanh và có mùi hôi. Sổ mũi ù tai cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm mũi xoang. 

Để điều trị viêm xoang, có thể người bệnh cần phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc co mạch, thuốc thông mũi, kết hợp với các biện pháp rửa mũi, súc họng… 

Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi Zenko hàng ngày cũng sẽ giúp hốc mũi sạch, hỗ trợ giảm viêm nhiễm. 

sổ mũi hắt hơi
Xịt mũi hàng ngày cũng giúp hỗ trợ làm sạch mũi, giảm viêm nhiễm

Phòng ngừa sổ mũi hắt hơi vào buổi sáng như thế nào? 

Để ngăn ngừa và hạn chế sổ mũi hắt hơi sau khi ngủ dậy, bạn nên thực hiện ngay những điều như dưới đây: 
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Bất cứ yếu tố nào mà bạn nghi ngờ có thể gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông chó mèo, phấn hoa… bạn đều nên tránh tiếp xúc để hạn chế tình trạng kích ứng mũi, hắt hơi.
  • Thường xuyên thay giặt ga trải giường, đóng cửa sổ khi ngủ, không cho chó mèo vào phòng ngủ, có thể dùng máy lọc không khí trong phòng… 
  • Giữ nhiệt độ trong phòng ngủ đủ mát trong mùa Hè, đủ ấm trong mùa Thu Đông để buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy không bị thay đổi thời tiết đột ngột gây hắt hơi.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường để tránh khói bụi, virus…
  • Giữ ấm cổ, mũi khi ra ngoài đường, tránh bị lạnh.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh mũi, có thể sử dụng Zenko để xịt sạch, thông mũi.
  • Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. 
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

sổ mũi hắt hơi - Zenko xịt sạch, thông mũi

- Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em.

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Xem thêm tại đây. Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN