Nước mũi chảy xuống họng gây ho kéo dài gây nhiều khó chịu
MỤC LỤC
Nước mũi chảy xuống họng gây ho là gì?
Triệu chứng điển hình của hội chứng ho đường hô hấp trên
Nguyên nhân gây ho do chảy dịch mũi sau
Phương pháp điều trị nước mũi chảy xuống họng gây ho
Ngăn ngừa chảy nước mũi sau và ho mãn tính bằng cách nào?
Ngăn ngừa chảy nước mũi sau bằng biện pháp dùng thuốc Đông y
Tình trạng nước mũi chảy xuống họng còn được gọi là Hội chứng Chảy dịch mũi sau hay chảy dịch mũi sau. Tuy nhiên hiện nay, nó thường được xem là một triệu chứng bệnh lý hơn là một hội chứng bệnh riêng biệt.
Hội chứng Chảy dịch mũi sau
Hội chứng Chảy dịch mũi sau hay Chảy dịch mũi sau mô tả tình trạng niêm mạc mũi tiết quá nhiều chất nhầy, tích tụ lại ở phía sau mũi và chảy xuống thành sau họng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho và đau họng kéo dài.
Dịch chảy xuống cổ họng thường là kết quả của một bệnh lý mãn tính, dịch chảy xuống thành họng có thể loãng, nhầy, thậm chí đặc quánh.
Chất nhầy thường có lẫn tác nhân gây bệnh, bám dính vào niêm mạc họng, gây khó nuốt, gây buồn nôn và kích ứng cổ họng.
Thông thường, các tuyến trong mũi và cổ họng sẽ bài tiết một lượng dịch nhất định để giữ ấm và bảo vệ niêm mạc mũi họng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Chất nhầy từ mũi luôn luôn chảy xuống dưới cổ họng, chúng ta có thể nuốt phải mà không hề hay biết.
Chỉ khi lượng chất lỏng quá nhiều hoặc chất nhầy trở nên đặc hơn, nó sẽ chảy ra qua mũi gây chảy nước mũi hoặc chảy thẳng xuống phía sau cổ họng gây ra chảy dịch mũi sau.
Hội chứng chảy dịch mũi sau gây kích ứng họng và ho
Chảy dịch mũi sau gây ho
Ho do dịch chảy mũi sau xuống cổ họng được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên. Cơ chế gây ho mãn tính do chảy dịch mũi sau được giải thích như sau:
Kích ứng và viêm: Chất nhầy dư thừa có thể gây kích ứng niêm mạc nhạy cảm ở cổ họng, hình thành phản xạ ho và gây khó chịu cổ họng.
Sự tấn công của vi khuẩn và virus: Dịch nhầy chảy từ mũi xoang xuống họng thường có chứa kèm vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, môi trường chất nhầy cũng tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân này sinh sôi, phát triển, gây nhiễm trùng cổ họng và ho.
Hắng giọng: người bệnh thường có cảm giác chất nhầy gây vướng cổ họng liên tục, kể cả khi đã hắng giọng. Hắng dọng dẫn tới kích ứng cổ họng, kéo dài gây phản xạ ho.
Chảy dịch mũi sau có thể gây tình trạng đau và khó chịu họng. Amidan và cổ họng có thể bị viêm và sưng đau. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Cảm thấy vướng và ngứa ở họng
Ho và cảm giác khó chịu cổ họng
Chất nhầy dư thừa có thể có lẫn máu
Thường xuyên hắng giọng
Hơi thở có mùi hôi
Mệt mỏi, đau bụng
Khó thở
Áp lực trên khuôn mặt
Buồn nôn và ói mửa
Chảy dịch mũi sau thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng mãn tính, có thể xảy ra ở đường hô hấp trên hoặc do một nguyên nhân ngoài hô hấp khác.
Nguyên nhân hô hấp phổ biến nhất bao gồm:
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi không dị ứng
Viêm xoang mãn tính
Cảm lạnh và cúm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bất thường cấu trúc mũi: vách ngăn mũi lệch, dị vật trong mũi
Một số nguyên nhân ngoài hô hấp cũng có thể dẫn tới chất nhầy ứ đọng cổ họng như: tiếp xúc với chất gây dị ứng, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, mang thai hoặc do tác dụng phụ của các thuốc đang dùng.
Vách ngăn mũi bị lệch gây chảy nước mũi sau và họ
Các phương pháp chính điều trị chảy dịch mũi sau và ho bao gồm: điều trị bằng thuốc, liệu pháp miễn dịch dị ứng, phẫu thuật và các biện pháp khắc phục tại nhà.
Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, mà thường kết hợp một hay nhiều phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc
Nếu nghẹt mũi là do cảm lạnh hay cúm, thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus là biện pháp tối ưu để giải quyết các triệu chứng cũng như tình trạng chảy nước mũi sau.
Trong trường hợp chảy dịch mũi sau là do trào ngược acid dạ dày, triệu chứng bệnh có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược như: thuốc ức chế bơm proton, các antacid...
Để giảm ngạt mũi, sổ mũi, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi hay thuốc xịt mũi steroid.
Miễn dịch trị liệu dị ứng
Liệu pháp miễn dịch dưới dạng tiêm dị ứng hoặc nhỏ thuốc sau lưỡi có thể giúp giảm nhẹ và làm mất các triệu chứng viêm mũi hoặc viêm xoang dị ứng.
Quy trình phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng trong các trường hợp mà thuốc men hay liệu pháp miễn dịch dị ứng không cho hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh.
Các phẫu thuật phổ biến nhất là:
Phẫu thuật nội soi xoang: phẫu thuật đơn giản giúp mở rộng các lỗ xoang và giải quyết vấn đề tắc nghẽn.
Giảm cuốn mũi: thủ thuật nhằm mục đích loại bỏ xương và mô mềm thừa ở bên trong mũi, giúp cải thiện luồng không khí.
Phẫu thuật vách ngăn mũi: được áp dụng với các trường hợp vách ngăn mũi bị lệch, để đưa chúng về vị trí bình thường và cải thiện lượng không khí đi qua mũi.
Phẫu thuật nong xoang bằng bóng: thủ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng một quả bóng nhỏ để mở các ống dẫn xoang bị tắc.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng ho và chảy dịch mũi sau có thể được cải thiện dễ dàng bằng một số phương pháp tại nhà như:
Uống nhiều nước ấm: Chất lỏng làm loãng chất nhầy và dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi, giúp thông mũi.
Súc miệng và vệ sinh mũi nước muối: Nước muối có thể làm loãng chất nhầy và giảm viêm ở mũi xoang và cổ họng.
Tắm nước nóng: Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, tắm nước ấm giúp đuổi khí lạnh ra khỏi cơ thể, giúp nhanh chóng loại bỏ tác nhân bệnh ra khỏi cơ thể.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: duy trì độ ẩm trong khu vực nhà ở, phòng ngủ giúp giảm khô mũi, kích ứng mũi và hạn chế hắt xì, sổ mũi do kích ứng.
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi: các dung dịch làm sạch và vệ sinh mũi thường có chứa chất sát khuẩn có tác dụng làm sạch vùng mũi xoang, làm loãng dịch nhầy và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi vùng mũi xoang.
Nằm cao đầu khi ngủ góp phần thoát dịch mũi đồng thời uống nhiều nước để tránh mất nước và loãng dịch nhầy.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vỏ gối, vỏ chăn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh hệ thống lọc không khí thường xuyên.
Đảm bảo giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng và mũi khi thời tiết chuyển lạnh
Tránh xa các chất gây kích ứng trong không khí
Uống đủ nước mỗi ngày và duy trì chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
Tập luyện thể dục hàng ngày là cách giúp cải thiện sức khỏe và đề kháng
Vệ sinh mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi hàng ngày là một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
Nên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...) giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi còn giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
Dung dịch vệ sinh mũi có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: Công dụng: Cách dùng: Cách sử dụng: Đóng gói: Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời. Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |