Khoảng 240 triệu người trên thế giới đang mắc căn bệnh viêm gan B
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có khoảng 240 triệu người trên thế giới đang mắc căn bệnh viêm gan B. Bệnh do virus gây ra và làm suy giảm chức năng gan. Vì mức độ phổ biến trên toàn cầu nên có rất nhiều thông tin về căn bệnh viêm gan B. Vậy đâu mới là cái nhìn đúng đắn về bệnh?
Thực tế: Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Tuy nhiên, bệnh lây theo đường máu nên người trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.
Viêm gan B là bệnh dễ lây truyền qua đường máu
Thực tế: Trong giai đoạn mắc bệnh viêm gan B cấp tính, đa số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng nào. Tuy nhiên, cũng có một vài người có các dấu hiệu của bệnh gan cấp tính như vàng da và mắt, kiệt sức, đau bụng và buồn nôn kéo dài vài tuần.
Ở một số bệnh nhân, viêm gan B có thể dẫn tới bệnh gan mạn tính với khả năng phát triển thành bệnh xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
May mắn thay, hơn 90% người trưởng thành khỏe mạnh nhiễm viêm gan B sẽ hoàn toàn hồi phục và cơ thể sẽ diệt sạch virus trong vòng nửa năm.
Có khoảng 90% người trưởng thành mắc viêm gan B có khả năng phục hồi hoàn toàn
Thực tế: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B chứ không phải chỉ những người sử dụng ma túy hay quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mắc viêm gan khi đang mang thai, việc khám sức khỏe rất quan trọng để các bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc cần thiết, an toàn cho cả mẹ và bé. Ngay cả khi người mẹ không mang trong mình virus viêm gan B thì các bé cũng nên được tiêm vắc xin để phòng tránh nhiễm bệnh từ những người xung quanh.
Đa phần những bé nhiễm virus viêm gan B từ khi mới sinh hoặc trong thời thơ ấu (dưới 6 tuổi) sẽ bị viêm gan mạn tính với nguy cơ phát triển thành suy gan hay ung thư gan. Vì thế, bạn nên phòng tránh cho trẻ theo các biện pháp trên.
Thực tế: Hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên khi đã được tiêm vắc xin sẽ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus viêm gan B, cơ thể sẽ được bảo vệ ít nhất 20 năm và có khi kéo dài cả cuộc đời.
Được tiêm vắc xin sẽ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus viêm gan B
Tuy nhiên, có vài người không may mắn như vậy. Sau khi đã được tiêm rất nhiều vắc xin nhưng bệnh nhân không hề phát triển miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus. Nhóm đối tượng này được gọi là người tương tác kém với vắc xin. Vì thế, bạn cần chủ động kiểm tra mức độ miễn dịch viêm gan của cơ thể để xem bạn có miễn dịch tốt hay không. Nếu hệ miễn dịch không tốt, bạn có thể chọn tiêm vắc xin lại hoặc tăng liều lượng của vắc xin viêm gan B.
Thực tế: Thật ra là ngược lại. Nếu bị kim đâm phải, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao hơn HIV. Nguy cơ truyền nhiễm khi tiếp xúc với máu nhiễm HIV nằm trong khoảng 0,3%, trong khi đó, nguy cơ nhiễm virus viêm gan B lên tới 30% (cao hơn gấp 100 lần).