Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:04
RSS

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Thứ tư, 11/10/2017, 09:20 (GMT+7)

Bệnh gan nhiễm mỡ là tiền đề dẫn đến xơ gan. Nếu bạn muốn tìm cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, nên đi khám bệnh và nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể.

Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cần được bác sĩ tư vấn
Sử dụng rượu bia là một trong số nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Để tìm ra cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ phù hợp, bạn nên nhờ tư vấn từ bác sĩ và tạo cho mình chế độ ăn uống hợp lý.

Bệnh gan nhiễm mỡ có triệu chứng gì?

Để biết bạn có bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ hay không, hãy cùng theo dõi triệu chứng sau để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra

Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng trong thời gian dài, cần làm các xét nghiệm gan nhiễm mỡ. Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau hạ sườn bên phải, đầy hơi trướng bụng

Mệt mỏi khó chịu, dễ mệt, xuất hiện màu vàng nhẹ trên da.Người bị gan nhiễm mỡ cổ thường to, thô hơn cổ người bình thường. Xuất hiện nốt nhện hay còn gọi là u mạch máu (xuất hiện u mạch nổi dưới da từ nhánh mạch nhỏ, rồi lan tỏa ra xung quanh).

Thiếu hụt vitamin: Biểu hiện như viêm lưỡi, viêm nhiệt miệng, da có vết bầm tím, thậm chí có thể xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu chân răng, chảy máu cam.

Rối loạn nội tiết: Biểu hiện teo tinh hòa, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới. Rong kinh hay mất kinh ở phụ nữ.

Bình thường hàm lượng mỡ trong gan chiếm 1% - 4%, nếu siêu âm cho thấy hàm lượng mỡ vượt quá 5% là gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ, vượt quá 10% là mức độ trung bình, vượt quá 25% thì gan nhiễm mỡ đã ở mức nặng.

Nếu xuất hiện vấn đề về gan, thường có thể liên quan đến các chứng bệnh về chuyển hóa. Vì vậy, khi làm xét nghiệm gan nhiễm mỡ nên làm thêm các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, acid uric, huyết áp...

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Theo tư vấn của bác sĩ, một số loại thuốc chống tăng mỡ máu như nhóm fibrat (lypanthyl, lipavlon), nhóm lovastatin hoặc simvastatin, vitamin E liều cao, cũng có tác dụng góp phần làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tùy theo tình trạng nhiễm mỡ, điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống thoái hóa mỡ ở gan như: livolin H, methionin hay silimarin.

Trrước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là các thuốc có khả năng gây độc cho gan nói chung và khả năng gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ nói riêng; người bệnh cần có ý kiến của bác sĩ, để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể dễ dàng phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Từ bỏ rượu là tốt cho sức khỏe đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, những người béo phì nên giảm cân, ăn uống lành mạnh để giúp gan khỏe mạnh.

Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN