Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:56
RSS

Những điều phụ huynh cần lưu ý trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho con

Thứ hai, 18/10/2021, 10:14 (GMT+7)

Bộ Y tế đã cho phép tiêm vaccine Covid-19 trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

Trao đổi với VNExpress về vấn đề tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ tại Việt Nam, ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã đưa ra một số lưu ý cho phụ huynh.

Cụ thể, theo bác sĩ Minh, trước khi cho trẻ từ 12-17 tuổi tiêm vaccine Covid-19 thì phụ huynh không nên tự ý ngừng thuốc trẻ đang điều trị bệnh lý mạn tính nếu có. Cần đem toa thuốc, bệnh án nếu có để bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng xem xét chỉ định vaccine Covid-19 phù hợp.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không trì hoãn những lịch tiêm vaccine khác mà trẻ đang tiêm chủng. Đem theo sổ tiêm chủng những vaccine khác của trẻ khi đến tiêm vaccine Covid-19. Với trẻ em gái, nếu đến ngày hành kinh bố mẹ cũng không nên lo lắng hay cần thiết tạm hoãn tiêm chủng, trừ trường hợp đau bụng nhiều, nôn ói, mệt mỏi kèm sốt.

Trước ngày tiêm, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm, giải thích về việc tiêm vaccine Covid-19, tạo tâm lý thư giãn thoải mái. Cho trẻ dùng thêm một bữa ăn nhẹ một tiếng trước khi đi tiêm để tránh chờ lâu sẽ khiến trẻ đói bụng. Trẻ có thể uống viên sủi đa vitamin hoặc vitamin C (sau ăn) trước khi đi tiêm.

Ngoài ra, bác sĩ Minh cũng lưu ý không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu, sau 30 phút có thể giúp trẻ gỡ ra. Quan sát theo dõi sức khỏe trẻ ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng, nếu có bất cứ những triệu chứng khó chịu nào nên báo ngay cho ba mẹ hoặc nhân viên y tế. Sau đó phụ huynh cho trẻ về nhà nghỉ ngơi ngay, không nên đi chơi hay tham gia những hoạt động thể lực khác vào ngày tiêm chủng.

Những điều phụ huynh cần lưu ý trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho con

Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.

Theo đó, để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine Covid-19, theo kinh nghiệm sử dụng của một số quốc gia, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành triển khai tiêm vaccine cho trẻ em.

Cụ thể, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc-xin và tình hình dịch tại địa phương.

Về loại vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đề nghị sử dụng vaccine đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vaccine có công nghệ sản xuất khác nhau (vaccine mRNA, vaccine bất hoạt...). Một số loại vaccine phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em.

Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10-2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Cùng đó, Sở Y tế các tỉnh/thành phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.

Bộ Y tế đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu ban hành kèm theo công văn này. Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc-xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà Theo nguồn tin trên Tuổi trẻ Online, về lý do cha mẹ hoặc người giám hộ phải ký phiếu đồng ý trước khi cho con tiêm chủng  vaccine Covid-19, TS Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc giải thích, nguyên nhân là vì các vaccine này đều chưa thử nghiệm lâm sàng và cấp phép chính thức tại Việt Nam, chỉ được phê duyệt khẩn cấp.

Theo bác sĩ Thái, mặc dù vaccine Pfizer đã được cấp phép chính thức tại Mỹ, đã hoàn thiện quy trình thử nghiệm lâm sàng nhưng về nguyên tắc đã vào Việt Nam phải làm lại thử nghiệm lâm sàng, nên mới có khái niệm phê duyệt khẩn cấp.

"Không có bất cứ báo cáo nào về việc vaccine có thể ảnh hưởng đến gene, vaccine không tích hợp vào bộ gene của người, mà chỉ thông qua cơ chế tổng hợp protein tại khu vực ngoài nhân tế bào của một số tế bào hệ miễn dịch để sản xuất ra protein gai đặc trưng của virus, từ đó giúp cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu", bác sĩ Thái nói.

Bác sĩ Thái thông tin thêm, cuối tháng 10/2021, vaccine sẽ về nhiều và sẽ có nhiều tỉnh thành triển khai tiêm chủng, khi đó ngành y tế và giáo dục phải phối hợp lại, vì an toàn cho trẻ là quan trọng nhất.

N.H (T/h)
Theo Giáo dục & Thời đại