Nhiễm độc gan có nguy hiểm không?
Gan có nhiệm vụ lọc mọi thứ "đi vào" cơ thể chúng ta. Nó loại bỏ rượu, thuốc và hóa chất trong máu. Sau đó, nó xử lý các chất độc hại rồi cơ thể sẽ đào thải thông qua nước tiểu hoặc mật. Vì gan phải lọc máu, nên đôi khi chất độc sẽ hình thành trong gan. Chúng có thể gây viêm và làm hỏng gan.
Nhiễm độc gan có thể từ nhẹ đến nặng. Nếu nhiễm độc gan liên tục tiếp diễn, sẽ dẫn đến sẹo gan vĩnh viễn hoặc xơ gan. Điều này có thể dẫn đến suy gan. Suy gan nặng nếu không được ghép gan, bệnh nhân có thể tử vong.
Các triệu chứng nhiễm độc gan
- Sốt
- Tiêu chảy
- Nước tiểu sẫm màu
- Ngứa
- Vàng da, vàng mắt
- Nhức đầu
- Không muốn ăn
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
- Giảm cân
- Phân trắng hoặc có màu xám
Các triệu chứng sẽ ngày càng tăng nặng. Bạn cũng có thể cảm thấy mọi thứ tồi tệ hơn sao nhiều ngày hoặc sau vài tuần tiếp xúc với nguyên nhân thường xuyên.
Hãy nghi ngờ nhiễm độc gan nếu da ngứa và vàng
Nguyên nhân gây nhiễm độc gan
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc gan, tiêu biểu như:
1. Thuốc
Thuốc không kê đơn
- Thuốc giảm đau như Acetaminophen
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Aspirin, ibuprofen và natri naproxen có thể gây nhiễm độc gan nếu bạn dùng quá nhiều hoặc uống cùng rượu.
Thuốc kê đơn
- Statin
- Thuốc kháng sinh như amoxicillin-clavulanate hoặc erythromycin
- Thuốc viêm khớp như methotrexate hoặc azathioprine
- Thuốc chống nấm
- Niacin
- Steroid
- Allopurinol điều trị bệnh gút
- Thuốc kháng virus điều trị HIV
- Thuốc hóa trị.
2. Thảo dược bổ sung
Một số loại thảo dược có thể gây hại cho gan. Bạn nên cẩn trọng khi dùng các chất bổ sung có chứa lô hội, thiên ma đen, cascara, chaparral, comfrey, ephedra, hoặc kava.
3. Hóa chất và dung môi
Một số hóa chất tại nơi làm việc có thể gây hại cho gan, ví dụ như vinyl clorua được sử dụng để sản xuất nhựa; một hóa chất làm sạch khô gọi là carbon tetrachloride; thuốc diệt cỏ dại paraquat; và biphenyls polychlorin.
Điều gì làm tăng khả năng nhiễm độc gan?
Nguy cơ nhiễm độc gan sẽ tăng lên nếu bạn:
- Dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên, vượt quá liều khuyến cáo hoặc uống rượu trong thời gian dùng thuốc giảm đau.
- Bạn đã mắc bệnh gan khác, như xơ gan, gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc viêm gan. Bạn uống rượu trong khi sử dụng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung.
- Bạn làm việc trong môi trường sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp độc hại.
- Bạn có đột biến gen ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.
- Nhiều cao tuổi và nữ giới có nguy cơ bị nhiễm độc gan cao hơn.
Nếu uống rượu cùng với thuốc, bạn sẽ dễ bị nhiễm độc gan nguy hiểm
Chẩn đoán nhiễm độc gan như thế nào?
Nhiễm độc gan có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Bởi vậy, nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm độc gan, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ khám, kiểm tra các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào...
Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm độc gan có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem men gan như thế nào.
- Siêu âm: xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về lá gan.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): thử nghiệm này sử dụng máy chụp X-quang đặc biệt xoay quanh cơ thể và gửi hình ảnh đến máy tính tạo ra một mặt cắt ngang của cơ thể.
- Sinh thiết gan: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ gan và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra tình trạng gan.
Điều trị nhiễm độc gan như thế nào?
Ngừng các tác nhân
Đây là bước đầu tiên trong việc điều trị nhiễm độc gan. Bạn sẽ cần đổi thuốc, tránh bất kỳ chất bổ sung thảo dược hoặc hóa chất nào có hại cho gan. Không uống rượu vì rượu khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Các triệu chứng thường sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày nếu bạn ngừng tiếp xúc với các nguyên nhân.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã và đang dùng quá liều thuốc Acetaminophen, hãy đổi sang thuốc Acetylcystein. Nó có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan.
Điều trị tại bệnh viện
Tại bệnh viện, bệnh nhân nhiễm độc gan sẽ được điều trị các triệu chứng, như truyền dịch tránh mất nước hoặc dùng thuốc chống buồn nôn. Trong trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần phải ghép gan.
Nhiễm độc gan nặng có thể dẫn đến suy gan
Phòng ngừa nhiễm độc gan như thế nào?
Dưới đây là một số cách có thể giúp ngăn chặn, phòng ngừa nhiễm độc gan.
- Chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn về liều lượng khuyến cáo trên bao bì thuốc.
- Không dùng các chất bổ sung có chứa các loại thảo dược có thể gây độc cho gan.
- Kiễm tra nhãn của bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào trước khi sử dụng.
- Nếu bạn đang phải dùng thuốc acetaminophen, thì đừng uống rượu.
- Tuân theo các quy định an toàn khi bạn làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc dung môi.
- Ở nhà, cần để thuốc, chất bổ sung và hóa chất tránh xa tầm tay của trẻ.
- Dùng thuốc Đông y giúp bổ gan, giải độc gan, tái tạo gan.
Nghiêm túc thực hiện những biện pháp này, bạn sẽ chẳng bao giờ phải hỏi bác sĩ “Nhiễm độc gan có nguy hiểm không”.