Giải đáp thắc mắc "bệnh gan nên ăn gì?"
Bệnh gan nên ăn gì hay bệnh gan kiêng ăn gì là những thắc mắc của hầu hết người mắc bệnh gan cũng như gia đình của người bệnh. Bởi, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm như carbohydrate, chất béo và protein được hấp thụ vào máu từ đường tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng này sau đó được đưa đến gan xử lý chúng để lưu trữ hoặc sử dụng để hỗ trợ các chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể.
Ngoài ra, gan cũng giải độc các chất độc hại, ví dụ như rượu, thuốc và ngăn chặn sự tích tụ của chất độc trong cơ thể. Vì vậy, có lá gan khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết để duy trì cân bằng nội môi tổng thể của cơ thể.
Chế độ ăn uống cân bằng đã được chứng minh là góp phần giảm gánh nặng chuyến hóa cho gan. Chế độ ăn uống cân bằng thường được định nghĩa là chế độ ăn ít chất béo, đường, muối và nhiều chất xơ. Lựa chọn một chế độ ăn uống với đa dạng các loại thực phẩm là điều cần thiết để đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Chế độ ăn uống cân bằng tốt cho gan nên gồm nhiều loại trái cây và rau quả, carbohydrate tinh bột (khoai tây, gạo, bánh mì và mì ống), sữa, đậu và các loại dầu không bão hòa.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng như các chất lỏng khác là việc rất quan trọng để ngăn ngừa mất nước và duy trì chức năng gan bình thường.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp duy trì chức năng bình thường của gan
Thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo và đường cực kỳ có hại cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm nhiều muối có thể dẫn đến tích nước và sưng phù trong gan.
Trong trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ không thể tiêu hóa protein đúng cách, dễ gây tích tụ các chất thải độc hại trong máu. Lúc này cần giảm lượng protein và tăng lượng carbohydrate có thể có lợi.
Vì gan là cơ quan chính để giải độc rượu nên có thể ngăn ngừa tổn thương gan bằng cách tránh hoặc hạn chế uống rượu. Lượng rượu được các chuyên gia khuyến nghị là nên dừng lại ở mức 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.
Nên ăn nhạt khi bị bệnh gan
Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tổn thương gan có thể được đảo ngược bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Bệnh gan nên ăn gì tùy thuộc các bệnh lý khác nhau.
Trong bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, bệnh nhân chủ yếu thiếu một loại vitamin là thiamine – đây là dưỡng chất cần thiết để lấy năng lượng từ carbohydrate. Vì vậy, người mắc bệnh gan nên ăn các loại thực phẩm giàu thiamine như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu, hải sản, cá và trứng.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng với đủ protein và carbohydrate, cũng như thức uống giàu năng lượng, giàu protein bổ sung vitamin và khoáng chất rất tốt cho những bệnh nhân này.
Trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, các biện pháp tốt nhất nên thực hiện để giảm tổn thương gan bao gồm:
Trong trường hợp bị nhiễm viêm gan C, sự lắng đọng sắt được tìm thấy ở trong các tế bào gan và tế bào nội mô. Do đó người bệnh nên giảm thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao. Cũng nên tránh nấu nướng trong đồ dùng bằng sắt. Nên cắt giảm lượng muối nêm nếm khi nấu nướng, tránh các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều muối.
Bệnh nhân viêm gan C nên ăn các thực phẩm giàu đạm, giàu chất xơ và các loại rau củ quả để gan nhanh hồi phục.
Bệnh nhân viêm gan virus C nên hạn chế hấp thu các thực phẩm giàu sắt
Trong bệnh ống mật, dòng chảy của mật (một chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo) từ gan đến ruột non bị hạn chế. Điều này dẫn đến việc tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn uống không đúng cách. Bệnh nhân mắc bệnh này được khuyến cáo sử dụng chất thay thế chất béo và dầu hạt (dầu hạt cải, ô liu, ngô, hướng dương, đậu phộng, hạt lanh).
Trong bệnh xơ gan, gan thiếu khả năng sử dụng glycogen dự trữ để làm năng lượng. Kết quả là cơ thể sử dụng các mô cơ để sản xuất năng lượng, dẫn đến cơ bắp bị hao mòn và suy dinh dưỡng.
Vì vậy, bệnh nhân xơ gan được khuyến cáo tiêu thụ 25-35 kcal và 1-1,2g protein cho mỗi kg thể trọng mỗi ngày. Cách tốt nhất để có năng lượng là ăn nhẹ sau mỗi 2-3 giờ giữa các bữa ăn.
Đồ ăn nhẹ phù hợp bao gồm bánh quy giòn, bánh mì nướng, ngũ cốc, trái cây và sữa. Bệnh nhân cũng được khuyến cáo giảm lượng muối ăn vào bằng cách tránh thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn…
Người bệnh gan ngoài việc lưu ý bệnh gan nên ăn gì để không tăng gánh nặng cho gan, không làm tổn thương gan, cũng cần lưu ý giải pháp bảo vệ gan, giúp gan mau hồi phục từ thuốc Đông y, tiêu biểu như thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2.
Thuốc gan Đông y thế hệ 2 được chứng minh lâm sàng, với hiệu quả và tính an toàn được khẳng định, có tác dụng nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết, giúp hạ men gan, hồi phục tế bào gan bị tổn thương, cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu.
Người mắc bệnh gan nên kết hợp dùng thuốc gan Đông y thế hệ 2 với chế độ ăn uống lành mạnh để giúp bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, góp phần hồi phục gan bị tổn thương.
TONKA là thuốc, không phải thực phẩm chức năngTONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |