Thứ bảy, 20/04/2024 | 13:54
RSS

Năm 2016, xót xa con số 10.000 người ngộ độc thực phẩm

Thứ ba, 20/12/2016, 11:00 (GMT+7)

Mỗi năm Việt Nam có 250 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm với khoảng 10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Con số trên do Cục An toàn thực phẩm cung cấp khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

Thống kê của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Nguyên nhân được xác định là xuất phát từ thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hay các chất phụ gia với dư lượng độc tố cao – Theo thống kê từ Chất lượng Việt Nam.

Bên cạnh đó, gần đây xảy ra một số vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý. Điều này gây không ít khó khăn cho người sản xuất, tạo lo lắng cho người tiêu dùng.

ngộ độc thực phẩm năm 2016

Năm 2016 ghi nhận khoảng 10.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm (Ảnh internet)

Các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm vừa đưa ra các kết quả nghiên cứu mới nhất, các yêu cầu và đòi hỏi trong chiến lược xây dựng chuỗi thực phẩm sạch. Khuyến cáo các giải pháp hữu hiệu góp phần giúp người tiêu dùng hạn chế tối đa dư lượng độc tố, yên tâm chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.

Theo nhận định của các chuyên gia, thực phẩm không an toàn từ khâu nguyên liệu đến quy trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực sự đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm trên toàn thế giới

Theo nguồn tin từ VTV, nước ta hiện đang là quốc gia nằm trong vùng nóng về vệ sinh an toàn thực phẩm với số ca ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng.

Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe niềm tin của người tiêu dùng mà còn dẫn đến nguy cơ mất cân bằng trong cơ cấu phát triển nông công nghiệp, gây kém hiệu quả cả về giá trị kinh tế và ý nghĩa nhân văn.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus