Thứ bảy, 20/04/2024 | 16:13
RSS

Phát hiện mới về canh măng khô - món ăn ngày Tết và hiểm họa khó lường

Thứ hai, 19/12/2016, 19:09 (GMT+7)

Theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm mới đây, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà WHO từng khuyến cáo.

Theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm măng khô, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất  gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Điều này có nghĩa là hàm lượng lưu huỳnh trong măng khô vượt quá 20 miligam/1 kg.

Nếu sử dụng măng khô chứa hàm lượng lưu huỳnh và sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng, gây hại đến sức khỏe Người ăn măng khô có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản…

canh măng khô tác hại khôn lừờng

Canh măng khô là món ăn truyền thống trong dịp Tết (Ảnh internet)

Theo Tri thức trực tuyến, các loại măng khô đều được bảo quản bằng lưu huỳnh. Đây là một chất dùng chống ẩm mốc. Lưu huỳnh khi bị ôxy hóa sẽ sinh ra chất độc có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể con người. Chất này sẽ làm cho cơ thể bị ngộ độc như say, nôn ói, lâu dài gây nên bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, đối với măng khô tuyệt đối không nên đưa lên mũi ngửi, bởi mùi của khí SO2 rất đặc trưng. Nếu sấy lưu huỳnh, măng sẽ có mùi nồng nặc, rất khó chịu – theo Chất lượng Việt Nam

Măng khô cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm). Luộc măng sau đó thay nước 2 – 3 lần (mỗi lần 30 phút). Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thức ăn.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus