Theo lương y Phạm Như Tá (Nguyên Giáo viên ĐH Y Dược TP HCM, hiện đang là Chủ nhiệm Tiểu ban Thuốc Cổ truyền Hội Đông y TP HCM), gừng có tác dụng phát biểu, ôn trung, trục hàn, tiêu đờm, giải độc tố, hồi dương, thông mạch, chống nôn ói…
Cao dán được làm từ gừng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa bệnh và giảm đau do bị sưng tĩnh mạch, đau nhức bắp, bong gân và thậm chí cả bệnh thấp khớp.
Lương y Phạm Như Tá
Gừng có tổng cộng 12 hợp chất có khả năng chống viêm nhiễm, bao gồm loại enzym Coz-2 . Chính vì thế, gừng giúp giảm sự đau đớn và độ nhạy cảm của não đối ở phần thụ cảm đau đớn.
Cho nên gừng được ví như thuốc Aspirin và Ibuprofen tự nhiên. Gừng không gây tác dụng phụ nên có thể áp dụng lâu dài.
Lương y Nguyễn Thị Hường (Hội Đông y Hà Nội) khi đắp gừng vào vết đau sẽ có cảm giác nóng ở da nhưng bệnh nhân không nên quá lo lắng. Chỉ ít phút sau cảm giác này sẽ mất đi và khoảng 1 giờ sau thì các cơn đau do bong gân, khớp sẽ không còn nữa.
Đắp gừng vào vết thương cảm giác nóng nhưng chỉ sau vài phút cảm giác này sẽ mất đi
Cách làm cao gừng:
Nguyên liệu:
-Gừng tươi: 1 củ nhỏ
-Muối : 5g
-Tỏi: 4 tép
Cách làm:
-Tỏi và gừng rửa sạch dưới vòi nước, cạo vỏ và để khô rồi cho vào cối hoặc máy xay nghiền nát rồi đổ ra bát sạch.
-Cho thêm muối vào bát trộn đều cho các nguyên liệu quyện vào nhau
-Dùng 1 miếng dán nilon nhỏ vừa bằng vết thương, dàn hỗn hợp gừng tỏi lên đó.
-Cẩn thận đặt miếng cao dán lên da chỗ vùng đau nhức.
-Dùng biếng băng để cố định cao dán ở vết thương để có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, sau 6 giờ thì lột bỏ.
Lưu ý:Không dùng cao dán ở vết thương hở. Phương thuốc này áp dụng được cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, liều lượng thuốc có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và diện tích của vết thương.