Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:23
RSS

Lạnh người với tục lệ thiêu sống góa phụ ở Ấn Độ

Thứ năm, 08/06/2017, 19:21 (GMT+7)

Theo tục lệ Sati này, người góa phụ ở Ấn Độ buộc phải tự thiêu như một cách hy sinh bản thân để bày tỏ lòng tôn kính với cái chết của chồng.

Tục lệ Sati là một truyền thống rất lâu từ tôn giáo của Ấn Độ giáo, gần như không còn trong thế giới ngày nay. Đây là một hình phạt dành cho người phụ nữ có chồng đã chết.

Người góa phụ đã buộc phải tự thiêu như một cách hy sinh bản thân để bày tỏ lòng tôn kính với cái chết của chồng. Nguyên nhân chính của tục lệ có thể là vì người góa phụ ở Ấn Độ không có vị trí nào trong xã hội sau khi chồng chết và cô phải hi sinh bản thân trước các vị thần.

tục lệ Sati

Tục lệ Sati là một trong những phong tục táng người chết đáng sợ. Ảnh minh họa

Cái tên Sati được đặt theo tên của một vị thần, người đã tự vẫn trước sự lăng nhục của cha đối với người chồng - thần Shiva. Hy sinh vì chồng, nhờ vào truyền thuyết này mà đã trở thành một “biểu tượng cho sự dâng hiến của người phụ nữ”. 

Tục lễ này được nhắc đến lần đầu vào năm 510 khi mà một tượng đá tưởng nhiệm được xây dựng ở Eran - một thành phố cổ trong nhà nước hiện đại Madhya Pradesh. 

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của tục lệ Sati. Theo một giả thuyết, tục lệ Sati được đưa vào đời sống để ngăn chặn việc người vợ đầu độc chồng để kết hôn với người tình của mình. 

tục lệ đáng sợ

Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu hay ghen. Ảnh minh họa

Một giả thuyết khác lại cho rằng, Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu hay ghen. Bà cho rằng, khi nhà vua băng hà và được lên thiên đường, sẽ có rất nhiều phụ nữ đẹp (gọi là Apsaras) vây quanh nhà vua. Do đó, hoàng hậu yêu cầu được thiêu cùng nhà vua để theo ông lên thiên đường, mục đích để ngăn Apsaras tiếp cận nhà vua.

Trong lịch sử, tục lệ này có thể được tìm thấy ở mọi tầng lớp, kể từ những người phụ nữ ở tầng lớp thấp nhất đến những người cấp cao trong xã hội. Ở một đất nước mà những góa phụ thường bị xa lánh và ghẻ lạnh, Sati được coi là biểu hiện cao nhất của sự chung thủy và là bổn phận của người vợ đối với người chồng đã chết.
 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN