Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:08
RSS

Dính nước mưa gây cảm lạnh: Đúng hay sai?

Thứ hai, 16/10/2023, 10:25 (GMT+7)

Nhiều người bị cảm sau khi dính nước mưa (hay nhiễm nước mưa, dầm mưa). Nước mưa có thực sự gây cảm lạnh không và làm thế nào để điều trị cảm lạnh do mưa?

Tìm hiểu dính nước mưa gây cảm lạnh có đúng không

Bị dính nước mưa có gây cảm lạnh không? 

Cảm lạnh là bệnh do nhiễm virus, chứ không phải do mưa. Nhưng một nghiên cứu năm 2022 cho thấy rằng bị lạnh - hạ nhiệt độ cơ thể - có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, hệ quả là dễ bị nhiễm virus cảm lạnh hơn. 
 
Vì vậy, mặc dù mưa không thể khiến bạn bị cảm lạnh, nhưng việc bị lạnh do ở ngoài trời mưa trong thời gian dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn nếu tiếp xúc với một số loại virus. 
 
Có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh. Những loại virus này có thể truyền qua không khí và tiếp xúc với cơ thể. Cảm lạnh cũng có thể lây lan khi dùng tay chạm vào miệng, mắt hoặc mũi sau khi tiếp xúc với virus cảm lạnh. 
 
Cảm lạnh là bệnh do nhiễm virus, chứ không phải do mưa

Có thể phòng ngừa cảm lạnh được không?

Có một số cách giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh khi đi ngoài trời mưa: 
 
• Mặc áo mưa che kín cơ thể, không để quần áo và tóc bị ướt 
• Sau khi ở bên ngoài về, cần lau khô đầu tóc, thay quần áo (nếu có thể) 
• Uống một cốc trà gừng ấm, giữ ấm tay chân 
 
Ngoài ra, hàng ngày cũng nên thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và những bệnh lây truyền qua đường hô hấp: 
 
• Rửa tay thường xuyên
• Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng 
• Ăn uống lành mạnh
• Tập thể dục thường xuyên 
• Ngủ đủ giấc
• Hạn chế tiếp xúc với người đang có triệu chứng cảm 

Bị cảm lạnh có cần đến bệnh viện khám không?

Nên đến bệnh viện để được thăm khám nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài tuần hoặc đột ngột trở nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu bị sốt cao, khó thở. 
 
Trong trường hợp các triệu chứng không quá nguy hiểm, người bị cảm lạnh có thể tự điều trị tại nhà. 
 
Hầu hết các triệu chứng cảm lạnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần mà không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp cảm lạnh có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi, do hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc do mắc các vấn đề hô hấp khác như hen suyễn. Do đó, nên điều trị để giảm nhanh các triệu chứng càng sớm càng tốt.

Cách điều trị cảm lạnh tại nhà

Cảm lạnh chủ yếu là do virus gây ra, nên không dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Vì thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả với vi khuẩn, không có tác dụng với virus. 
 
Để giảm các triệu chứng cảm lạnh, nên thực hiện các biện pháp sau: 
 
1. Nghỉ ngơi nhiều hơn 
 
Cơ thể cần năng lượng để tăng cường hệ thống miễn dịch để “chiến đấu” chống lại các virus gây bệnh. Do vậy, khi bị cảm, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh hồi phục. 
 
2. Uống nhiều nước
 
Bị sốt, sổ mũi có thể khiến cơ thể mất nước. Người bệnh cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Tốt nhất là nên uống nước ấm (như trà thảo mộc ấm, nước chanh mật ong ấm) vì hơi ấm giúp làm giảm nghẹt mũi, giảm đau họng, xoa dịu niêm mạc họng khô rát. 
 
Uống trà ấm, mật ong, súc họng là những cách giúp giảm triệu chứng cảm lạnh
 
3. Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau 
 
Nếu bị sốt cao hơn 38,5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc. 
 
4. Xịt mũi, rửa mũi 
 
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm làm sạch dịch nhầy trong mũi, đào thải dịch nhầy ra ngoài, giảm nghẹt mũi và làm thông thoáng đường thở.
 
Để xịt mũi, có thể sử dụng chai dung dịch vệ sinh mũi chứa muối và nước khoáng, thiết kế dạng đầu xịt phun sương, giúp đưa dung dịch vào hốc mũi một cách nhẹ nhàng.
 
Để rửa mũi, nên dùng dụng cụ chuyên dùng để rửa mũi, tránh dùng xilanh vì xilanh tạo áp lực mạnh, dễ làm tổn thương mũi và gây đau tai. 
 
5. Súc họng bằng nước muối sinh lý 
 
Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm. Súc họng bằng nước muối sinh lý là cách đơn giản và hiệu quả để giảm đau họng, viêm họng do cảm lạnh, cảm cúm.
 
6. Dùng thuốc xịt thông mũi 
 
Nếu hốc mũi bị sưng, nghẹt cứng mũi thì có thể dùng thuốc xịt mũi để giảm sưng mao mạch mũi. Loại thuốc này giúp làm giảm nghẹt mũi nhanh chóng nhưng không nên dùng kéo dài hơn 7 ngày. Dùng kéo dài có thể dẫn đến phản tác dụng, tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. 
 
7. Uống trà gừng 
 
Theo y học cổ truyền, gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, giải độc. Gừng thường được dùng để trị cảm mạo, phong hàn, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản… 
 
Khi đi mưa lạnh về, nên pha ngay một cốc trà gừng uống khi còn ấm sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế cảm lạnh.
 
8. Ăn cháo tía tô giải cảm 
 
Theo Đông y, tía tô có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, trị ho… Tía tô thường được sử dụng làm thuốc dưới dạng lá tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc bột mịn. 
 
Nấu cháo như bình thường, sau đó rắc tía tô và hành lá thái nhỏ cho vào bát cháo rồi ăn nóng cũng có tác dụng giải cảm rất tốt. 
 
9. Dùng siro giải cảm thảo dược
 
Uống siro giải cảm thảo dược giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm
 
Có một số loại thảo dược có tác dụng giải cảm rất hiệu quả như Cát căn, Sài hồ, Bạch thược, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt… Kết hợp các loại thảo dược này tạo thành sản phẩm siro giải cảm hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
 
Cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi bị cảm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao đều có thể sử dụng. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần
 
Liều tăng cường gấp rưỡi liều bình thường. 

Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại