Bệnh cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại làm bạn khó chịu
Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại làm bạn khó chịu. Bệnh cảm lạnh có thể do nhiều loại virus gây ra. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3.
Cảm lạnh là từ dân gian hay dùng nói về biểu hiện sau khi cơ thể nhiễm lạnh,tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh: virus và vi khuẩn phát triển. Những biểu hiện ban đầu của cảm lạnh là ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, một vài trường hợp người bệnh cảm thấy mỏi mệt, đau cơ và đau đầu,...
Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp và không có gì đáng ngại đối với người lớn nhưng lại nguy hiểm với trẻ nhỏ
Bởi có sự tương đồng ở một số triệu chứng, cảm lạnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm, tuy nhiên đây là hai loại bệnh khác nhau về cả nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.
Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp và không có gì đáng ngại với tình hình sức khoẻ của người lớn bình thường, nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng mắc phải là trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khi nhiễm cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản,...
Dưới đây là những mẹo điều trị cảm lạnh cực nhạy làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bạn nhanh khỏi.
Bệnh cảm lạnh khiến bạn luôn ở trong tình trạng sụt sịt mũi rất khó chịu. Lúc này, việc vệ sinh mũi bằng cách hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi làm sạch mũi, bạn nên đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh cho những người khác.
Nên vệ sinh mũi sạch sẽ khi mắc bệnh cảm lạnh
Đây là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao. Súc miệng nước muối là giải pháp vệ sinh miệng và họng không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 2-4 /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.
Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Uống nước nóng là phương pháp tưởng chừng như chẳng có hiệu quả gì, nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Uống nước nóng giúp làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng
Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.
Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn, bởi vậy, khi bị cảm lạnh nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa.
Vài nghiên cứu đã chứng minh rằng việc dùng súp gà sẽ làm chậm sự chuyển động của bạch cầu vốn gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, súp nóng sẽ giúp thông mũi và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể cho thêm một chút ớt đỏ vào bát súp, vì vị cay nồng của gia vị sẽ giúp tỉnh táo hơn.
Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm:
Khi trẻ bị sốt và cảm thấy khó chịu: có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Cha mẹ nên chú ý về liều thuốc và loại thuốc phù hợp cho trẻ. Nếu sử dụng không cẩn thận có thể khiển trẻ gặp nhiều triệu chứng phụ có hại lên dạ dày, gan,…