Thứ năm, 25/04/2024 | 10:58
RSS

Điều trị bệnh đau thần kinh tọa cần lưu ý những vấn đề gì?

Thứ năm, 05/01/2023, 15:50 (GMT+7)

Đau thần kinh tọa biểu hiện với những cơn đau kéo dài ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động của người bệnh. Tổng hợp các thông tin cần lưu ý khi bị bệnh đau thần kinh tọa.

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa cần lưu ý nhiều vấn đề

Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người. Tên gọi khác của dây thần kinh này là dây thần kinh hông to và mỗi người đều có 2 dây thần kinh này. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể mà nó đi qua.

Tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa được gọi là đau thần kinh tọa. Triệu chứng điển hình nhất là các cơn đau thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân. Hướng lan của các cơn đau tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thông thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa, không đau cả hai bên.

Đau thần kinh tọa được xếp vào bệnh lý xương khớp phổ biến thứ 2 hiện nay sau viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa nhưng thường xảy ra nhiều và phổ biến nhất là do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm giúp quá trình đẩy lùi bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn.

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa thường chỉ diễn ra 1 bên, hiếm khi xuất hiện cùng lúc 2 bên

Những lưu ý khi điều trị bệnh đau thần kinh tọa

1. Nếu nhẹ, bệnh có thể tự khỏi

Khoảng 80 - 90% những người bị đau dây thần kinh tọa với triệu chứng nhẹ sẽ tự thuyên giảm trong vòng vài tuần, do vậy bạn không nên quá lo lắng. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống để tình trạng đau thần kinh tọa được cải thiện nhanh chóng.

2. Áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh đều là cách làm giảm đau thần kinh tọa hữu ích, có thể giúp những người bị đau thần kinh toạ cảm thấy thoải mái.

Điều trị bằng phương pháp chườm lạnh (dùng túi nước đá bọc trong khăn) thường phù hợp với các chấn thương vừa mới xảy ra. Sau khoảng 72 giờ, các bác sĩ sẽ đề nghị chuyển sang chườm nóng (dùng túi nước nóng hoặc túi sưởi, đá nóng) khoảng 15 - 20 phút mỗi lần.

3. Tăng cường vận động nhẹ giúp giảm đau hiệu quả

Khi bị đau dây thần kinh tọa, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn nhưng tuyệt đối tránh việc nằm nghỉ quá nhiều trên giường hoặc ngồi quá lâu trên ghế vì rất có thể hành động này càng khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn nên tiếp tục các bài tập nhẹ, đi bộ ngắn và thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà bạn cảm thấy thích. Điều đặc biệt quan trọng là cố gắng kéo căng lưng dưới theo khả năng và lắng nghe cơ thể, vì đây có thể là nơi dây thần kinh tọa đang bị chèn ép.

đau thần kinh tọa

Các bài tập yoga có tác dụng giảm đau thần kinh tọa

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguyên nhân từ một số thói quen sinh hoạt, thiếu chất dinh dưỡng… Do đó, thay đổi thói quen sinh hoạt như vận động nhiều hơn, tránh thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế mang vác vật nặng; đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống như hạn chế thịt đỏ, dầu mỡ, cắt giảm bia rượu, tăng cường rau củ quả giàu canxi và các khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể.

5. Sử dụng thuốc Tây giúp giảm đau nhanh

Uống thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau cũng như giảm viêm. Nếu không được bác sĩ chỉ định cụ thể, bạn chỉ cần dùng thuốc giảm đau theo liều lượng trên nhãn hướng dẫn.

Một số loại thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm không steroid cường độ cao, thuốc chống động kinh (như gabapentin) thì cần được bác sĩ chỉ định. Lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc ngưng dùng các thuốc được kê.

6. Vật lý trị liệu giúp giảm đau thần kinh tọa

Đây là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa tương đối an toàn và hiệu quả. Các phương pháp sử dụng vật lý trị liệu bao gồm:

  • Nassage khu vực đau nhức
  • Thực hiện một số bài tập cột sống thắt lưng hoặc cơ lưng từ đó cải thiện sự linh hoạt của cột sống
  • Thực hiện một số biện pháp nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống

đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu giúp giảm tình trạng đau thần kinh tọa

7. Phẫu thuật

Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp nặng hoặc những trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không đem lại hiệu quả. Có hai thủ thuật chính là:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần địa đệm bị thoát vị với những trường hợp có biến chứng hạn chế vận động, điều trị giảm đau 3 tháng nhưng không hiệu quả hoặc bị rối loạn cảm giác nặng.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp đau thần kinh tọa do hẹp ống sống.

8. Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, xu hướng mới hiện nay là sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh xương khớp, điển hình là bệnh đau thần kinh tọa.

Bài thuốc Đông y trị đau xương khớp có nguồn gốc thảo dược giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, trị các chứng phong tê thấp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ hiệu quả. Chính vì thế sử dụng thuốc Xương khớp Đông y giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả và ngăn ngừa bệnh lý tái phát.  

Hiện nay bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng 

đau thần kinh tọaBạn bị:

Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?

Thoái hóa khớp?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?

Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại