Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:31
RSS

Đau họng khi nuốt: Triệu chứng điển hình của nhiều căn bệnh

Thứ năm, 05/08/2021, 08:35 (GMT+7)

Đau họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn là triệu chứng điển hình của nhiều căn bệnh và vấn đề sức khỏe. Có cách nào giúp giảm đau họng khó nuốt mà không cần dùng thuốc?

Đau họng khi nuốt

Đau họng khi nuốt là triệu chứng của nhiều căn bệnh

Đau họng khi nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Cảm lạnh, cúm

Đau họng khi nuốt là triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh hoặc cúm. Nó thường bắt đầu trước các triệu chứng khác (sổ mũi, ho) khoảng 1 ngày. Cảm lạnh, cúm thường là do virut gây ra. Virut gây viêm niêm mạc mũi và niêm mạc họng, gây đau họng khi nuốt, chảy nước mũi, ngạt mũi…

Viêm amidan

Viêm amidan có thể do virut, vi khuẩn xâm nhập vào miệng, gây sưng amidan, đau họng và cảm giác vướng khi nhai, nuốt. Tình trạng đau họng khi nuốt còn phụ thuộc vào vào mức độ viêm nhiễm tại amidan.

Ngoài đau và sưng amidan, có thể dễ dàng nhận thấy trên amidan của người bệnh xuất hiện đốm vàng hoặc đốm trắng, miệng có mùi hôi khó chịu, sốt cao…

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng cổ họng bị viêm lâu ngày khiến các tổ chức lympho phát triển mạnh, dẫn đến hình thành các hạt có màu hồng hoặc đỏ lồi cao hơn so với niêm mạc xung quanh. Triệu chứng chính của viêm họng hạt là: cổ họng nóng rát, khô, ngứa, đau họng khi nuốt, ho có đờm, đờm dặc quánh, màu trắng đục, khàn giọng…

đau họng khi nuốt
Viêm họng hạt gây đau họng khi nuốt

Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn thường gây đau họng đột ngột, có thể kèm theo sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ. Trẻ em có thể bị sốt, buồn nôn và nôn mửa kèm theo đau họng.

Bị viêm họng liên cầu khuẩn cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh lây lan sang người khác và ngăn ngừa các biến chứng.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân

Đây là bệnh nhiễm trùng do virut Epstein-Barr gây ra và rất dễ lây lan. Ngoài đau khi nuốt, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng sau: sốt, đau đầu, sưng amidan và các hạch bạch huyết, đau cơ và mệt mỏi.

Virut Herpes

Loại virut này có thể gây ra vết loét bên trong miệng và đau khi nuốt. Các vết loét sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng đau họng vẫn tiếp diễn, nên đi khám để được chẩn đoán.

Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường xuất hiện ở những người bị nhiễm HIV, người bệnh tiểu đường, bệnh thực quản, dùng một số loại steroid nhất định, dùng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc hít steroid trị bệnh hen suyễn.

Ngoài cảm giác đau khi nuốt, người bệnh còn bị mất vị giác, da khô, nứt nẻ, đỏ ở khóe môi.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản thường gây ợ chua kèm theo đau ở ngực và cổ họng, có vị axit trong miệng, nôn mửa, khó nuốt và giọng nói khàn. Đau họng khi nuốt là do axit trào ngược ăn mòn niêm mạc thực quản.

đau họng khi nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản gây đau họng khi nuốt

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn thường xảy ra ở ruột kết, hiếm khi ở thực quản, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiêu hóa, bắt đầu từ miệng hoặc thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt và đau họng.

Ngoài cảm giác đau họng khi nuốt, người bệnh còn bị tiêu chảy, đau quặn bụng, giảm cân và không muốn ăn.

Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư

Đau họng khi nuốt có thể là một triệu chứng của ung thư cổ họng và ung thư thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy đau khi nuốt vì khối u phát triển và gây chèn ép.

Nếu đau họng khi nuốt không thuyên giảm, thậm chí khi ăn thức ăn mềm cũng cần cắt nhỏ thì hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Một số phương pháp điều trị các loại ung thư cũng có thể gây ra tình trạng khó nuốt. Hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ hoặc phần ngực trên có thể làm viêm niêm mạc miệng, cổ họng hoặc thực quản. Các triệu chứng khác dễ xảy ra gồm khô miệng và sưng cổ họng.

Bị đau họng khó nuốt phải làm sao?

Nếu tình trạng đau họng khi nuốt kéo dài, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Tăng lượng chất lỏng

Uống nước lọc, uống trà ấm, nước chanh mật ong ấm, trà gừng ấm… sẽ giúp giảm khô cổ họng, giảm đau họng.

Súc họng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối loãng giúp diệt khuẩn, chống nhiễm trùng vùng hầu họng, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi. Nên súc họng bằng nước muối nhiều lần trong ngày.

đau họng khi nuốt
Súc họng cần phải ngửa cổ họng lên để dung dịch nước muối sát khuẩn cổ họng

Vệ sinh răng miệng thật tốt

Lười đánh răng và hoặc vệ sinh răng miệng không sạch khiến vi khuẩn từ mảng bám, cặn thức ăn gây viêm nhiễm vùng họng, khiến bệnh lâu khỏi.

Dùng dung dịch xịt họng thảo dược

Nên sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược có vòi xịt dài để tác dụng tại chỗ, tác động vào vùng hầu họng, giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan…

Xịt Họng Nhất Nhất – giải pháp hỗ trợ giảm đau họng khi nuốt

Xịt Họng Nhất Nhất hiện là một trong những sản phẩm dung dịch xịt họng thảo dược được nhiều người tin chọn. Do có thành phần là thảo dược tự nhiên như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, tinh dầu bạc hà… nên sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan. Người bị đau họng khi nuốt có thể xịt vào họng ít nhất 6 lần, cách nhau 3-4 giờ, mỗi lần xịt 2-4 nhịp. Để có hiệu quả cao, nên tránh ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

đau họng khi nuốtTác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Cách sử dụng:

- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

 

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại