Theo nhà báo kỳ cựu Roger Mitton, trong bài viết đăng trên nhật báo Myanmar Times, khả năng xảy ra các vụ tấn công khủng bố quy mô lớn và đẫm máu tại khu vực Đông Nam Á IS thực hiện chỉ còn là vấn đề thời gian và địa điểm.
Một đoạn video của IS đã tung ra nhằm hô hào các tín hữu cộng tác với các chiến binh của tổ chức này tại nhiều điểm nóng ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở miền Nam Philippines, nơi nhóm này đang chiến đấu để thiết lập một vương quốc Hồi giáo.
Được phát đi bằng các thứ tiếng Bahasa Malay, Tagalog và tiếng Anh, đoạn video này còn nhắm đến những người ủng hộ IS ở Đông Bắc Malaysia, Aceh và Sulawesi ở Indonesia, Brunei, miền Nam Thái Lan và có thể là bang Rakhine của Myanmar.
Một thành viên IS bị bắt tại Malaysia. Nguồn: AP
Hiện tại, lực lượng an ninh trong khu vực, đặc biệt là ở Indonesia và Malaysia, đã bắt đầu khoanh vùng những người có cảm tình đối với IS, những người đã đáp lại lời kêu gọi và đã tìm cách đến Syria và Iraq tham gia các khóa huấn luyện của IS.
Một số câu hỏi rằng điều gì đang xảy ra ở Đông Nam Á? Có phải cuộc sống của chúng ta bị đe dọa bởi bọn khủng bố hay tất cả chỉ là sự thổi phồng quá mức và một nỗi sợ hãi đang hiện diện? Tại sao các phần tử Hồi giáo cực đoan chọn phát động một cuộc tấn công lớn trong khu vực khi các mục tiêu khác - chắc chắn là có thể gây nhiều thương vong hơn và có ảnh hưởng hơn, lại ở các thành phố phương Tây?
Khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) mất dần lãnh thổ ở phía bắc Iraq và đông bắc Syria, xuất hiện những mối lo ngại mới về việc các chiến binh IS quay trở về Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia.
Khi IS mất lãnh thổ ở Iraq và Syria, người ta lo rằng, chúng sẽ tràn sang các nước khác, kích động những vụ tấn công “sói đơn độc”. Cũng có lo ngại về việc các chiến binh Indonesia sẽ trở về nước sau khi đã được trang bị kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu.
Dự đoán các vụ tấn công khủng bố quy mô lớn và đẫm máu tại khu vực Đông Nam Á IS thực hiện chỉ còn là vấn đề thời gian và địa điểm. Ảnh: Internet
Thuật ngữ “người trở về” bao gồm nhiều loại khác nhau: Chiến binh IS, phụ nữ và trẻ em đi cùng chiến binh, trẻ vị thành niên... Trên bình diện toàn cầu, câu hỏi làm thế nào để đối phó với những người trở về rơi vào hai vấn đề chính.
Một là vấn đề bằng chứng, tức là làm thế nào để chứng minh ai đó liên quan đến bạo lực, hai là các nước thiếu khả năng tái hoà nhập và phục hồi. Trong trường hợp Indonesia, hầu hết những người trở về là những người không có khả năng vào Syria, do đó không được huấn luyện và không có kinh nghiệm. Những người này có thể được xếp vào dạng “bị trục xuất” và không nên tính vào “người trở về”. Sự khác biệt là rất quan trọng.
Hiện không có sự hiện diện chính thức của IS ở Đông Nam Á, nhưng với lịch sử và sự hiện diện của các nhóm thánh chiến trong khu vực như Mujahideen Indonesia Timur (MIT) ở Indonesia và Abu Sayyaf ở Philippines, thì ngày càng xuất hiện quan ngại về sự hình thành một chi nhánh IS chính thức.