Thứ ba, 19/03/2024 | 20:59
RSS

Bị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Thứ hai, 03/10/2022, 15:09 (GMT+7)

Bị bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn mà còn rất bất tiện trong sinh hoạt. Nhận biết bệnh trĩ hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau thế nào sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn.

bị bệnh trĩ

Đau rát khiến người bị bệnh trĩ vô cùng khó chịu

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Trĩ là bệnh lý do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị sưng phồng làm biến đổi cấu trúc ống hậu môn gây chảy máu hoặc sa búi trĩ ra ngoài.

Bệnh trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt thông qua vị trí hình thành.

  • Trĩ nội là búi trĩ hình thành dưới đường lược
  • Trĩ ngoại là búi trĩ hình thành trên đường lược

Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ theo sự phát triển của búi trĩ. Người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại gọi là trĩ hỗn hợp. Nếu các búi trĩ hỗn hợp liên kết với nhau sẽ hình thành trĩ vòng.

bị bệnh trĩ

Đường lược là ranh giới phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau thế nào?

Bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại hình thành phía dưới đường lược, ngoài cửa ống hậu môn nên luôn luôn có thể quan sát và dễ nhận biết khi mới hình thành.

Các triệu chứng của trĩ ngoại cũng diễn biến nặng lên theo sự phát triển của búi trĩ, bao gồm sưng đau búi trĩ, chảy máu, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.

Trĩ ngoại có thể kèm nhiễm khuẩn hậu môn, nứt kẽ hậu môn, loét vùng hậu môn do nhiễm khuẩn. Khi khối trĩ phát triển có thể tắc mạch, nếu rạch ra sẽ thấy cục máu đông, loại bỏ cục máu đông giúp bệnh nhân giảm ngay cảm giác khó chịu.

bị bệnh trĩ
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội và các giai đoạn bệnh

Trĩ nội độ 1: người bệnh không cảm nhận được bất kỳ thay đổi nào của cơ thể ngoài một số dấu hiệu không điển hình như táo bón kéo dài, thỉnh thoảng đi cầu thấy ít máu đỏ tươi, đôi khi có cảm giác khó chịu vùng hậu môn.

Trĩ nội độ 2: đi vệ sinh có thể thấy búi trĩ bị kéo ra ngoài hậu môn, nhưng sau đó tự thụt trở lại bên trong. Chảy máu có thể thành giọt, nhiều hơn so với trĩ nội độ 1. Thỉnh thoảng có thể có cảm giác ẩm ướt do chảy dịch nhầy vùng hậu môn.

Trĩ nội độ 3: búi trĩ sẽ thường xuyên bị kéo ra ngoài hậu môn theo nhu động ruột và phải dùng tay đẩy ngược trở lại mới có thể thụt vào bên trong. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhói, chảy dịch nhầy tạo cảm giác giống như chưa đi vệ sinh hết rất bất tiện. Đi ngoài máu có thể chảy thành tia.

Trĩ nội độ 4: búi trĩ luôn luôn nằm bên ngoài hậu môn và không thể bị đẩy ngược trở lại. Người bệnh có thể bị chảy máu nhiều, gây mất máu nhanh chóng dẫn đến suy nhược. Búi trĩ phát triển to có thể gây nghẹt 1 phần hoặc toàn bộ hậu môn. Trĩ sưng phồng, có thể có nốt cứng là các cục máu đông gây cảm giác như có sạn hoặc vật lạ bên trong hậu môn.

bị bệnh trĩ
Hình ảnh các cấp độ của bệnh trĩ nội

Tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh trĩ

Xác định nguyên nhân gây bệnh trĩ để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, sự ra tăng áp lực xoang tĩnh mạch trĩ là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Béo phì
  • Thường mang vác nặng
  • Táo bón kéo dài
  • Thói quen rặn khi đi vệ sinh
  • Ngồi lâu
  • Quan hệ qua đường hậu môn

Các biến chứng của bệnh trĩ

Bên cạnh các triệu chứng điển hình như sưng đau, chảy máu, người bệnh trĩ có thể phải đối diện với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt như viêm nhiễm vùng hậu môn, nghẹt búi trĩ, hình thành cục máu đông gây tắc mạch và có những mảng da thừa rìa hậu môn gây khó khăn cho việc vệ sinh hàng ngày.

Mặc dù tỷ lệ người bị bệnh trĩ rất lớn nhưng thường người bệnh chỉ nhận biết khi mắc trĩ ngoại hoặc trĩ nội từ độ 2 trở lên vì ở các giai đoạn này, biểu hiện của bệnh trĩ mới dễ dàng nhận biết. Điều trị bệnh trĩ từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y bí truyền

Điều trị bệnh trĩ thường dùng các thuốc có tác dụng làm tăng sức bền mạch máu qua đó giúp cầm máu và tăng sức chống chịu của cơ thể với các yếu tố gây phát sinh bệnh.

Do bệnh trĩ dễ tái phát nên việc điều trị cần kiên trì, kết hợp thay đổi lối sống để hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Đông y có bài thuốc trĩ bí truyền hiệu quả thực sự nhờ sự kết hợp hài hòa của các vị dược liệu quý như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen hạt, Ý dĩ. Bài thuốc này vừa có tác dụng điều trị căn nguyên gây ra bệnh trĩ, vừa tăng cường trương lực mạch máu giúp co hồi búi trĩ, chống chảy máu, giảm các triệu chứng hiệu quả. Nhờ vậy, kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

bị bệnh trĩ
Bài thuốc trĩ bí truyền hiệu quả thực sự

Lưu ý khi dùng Thuốc Trĩ Đông y

Thuốc Trĩ Đông y dùng cho các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài… Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Để có hiệu quả, nên uống với nước ấm trước bữa ăn, mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

bị bệnh trĩGiảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại