75% dân số Việt Nam có bệnh trĩ
Bệnh trĩ dân gian hay gọi là lòi dom là một bệnh nằm ở đường tiêu hóa phía cuối gần hậu môn có nguyên nhân do sự giãn nở quá mức của hệ thống mạch máu.
Trong cơ thể con người tồn tại một hệ tĩnh mạch trĩ nằm bên trong thành trực tràng và ống hậu môn. Khi áp lực trong các tĩnh mạch này tăng lên trên mức bình thường và kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch bị phồng to đồng thời có hiện tượng viêm ở các mô xung quanh và gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ.
Trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ ngoại: Các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng nằm ở ngoài cửa ống hậu môn.
Trĩ nội: Các tĩnh mạch sưng phồng nằm bên trong trực tràng, phía trên đường lược.
Trĩ nội thường có 3 búi trĩ chính ở các vị trí 4 giờ, 8 giờ và 11 giờ, có thể có các búi trĩ phụ nằm xen kẽ. Vị trí hình thành không có thần kinh cảm giác, nên ít khi gây đau giai đoạn sớm.
Trĩ nội được phân loại thành 4 mức độ theo sự tiến triển của búi trĩ.
Bệnh nhân có thể bị trĩ hỗn hợp khi mắc kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ hỗn hợp có thể liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt qua ranh giới đường lược
Nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là sự gia tăng áp lực xoang tĩnh mạch trĩ. Điều này có nhiều yếu tố kích thích như:
Mặc dù là căn bệnh vô cùng phổ biến nhưng các triệu chứng điển hình của trĩ thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu và chỉ được nhận biết rõ ràng khi các búi trĩ phát triển từ trĩ nội độ 2 hoặc trĩ ngoại.
Các triệu chứng điển hình của trĩ bao gồm:
Chảy máu khi đi ngoài là biểu hiện của bệnh trĩ
Cả trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Tùy thuộc vào đặc tính, mức độ bệnh trĩ, mà bệnh nhân được áp dụng điều trị bảo tồn hoặc điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật kết hợp.
Điều trị bảo tổn là việc dùng thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống.
Dùng các loại thuốc làm tăng sức bền mạch máu, giúp cầm máu, co hồi búi trĩ, giảm sưng đau, qua đó làm giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa.
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây, hiện nay nhiều người bệnh trĩ tin tưởng sử dụng thuốc Đông y. Đông y sử dụng các loại dược liệu để điều trị nên có ưu điểm là an toàn, ít tác dụng phụ.
Không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau rát ở vùng hậu môn, thuốc trĩ Đông y còn giúp làm bền thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các bũi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Do vậy, dùng thuốc trĩ Đông y hiện là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng.
Thuốc uống làm bền thành mạch được sử dụng phổ biến trong bệnh trĩ
Với những trường hợp bệnh trĩ có biến chứng lở loét, tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị làm thủ thuật, phẫu thuật.
Biện pháp thường được áp dụng nhất là thắt búi trĩ bằng dây chun cho trĩ nội. Ngoài ra còn một số thủ thuật, phẫu thuật khác như chích xơ làm ngưng sự phát triển búi trĩ, đốt điện, đốt bằng tia hủy búi trĩ, thắt động mạch búi trĩ, nong ống hậu môn…
Dù áp dụng theo biện pháp điều trị như thế nào, người bệnh trĩ cũng cần nhớ điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo đủ lượng chất xơ, đủ nước, tránh táo bón, đồng thời cần bỏ những thói quen xấu như ngồi lâu khi đi vệ sinh, đứng quá nhiều, lười vận động…
Thuốc Trĩ Nhất NhấtTác dụng sản phẩm: • Trị trĩ nội, trĩ ngoại độ 1, 2, 3 • Hết đau rát, chảy máu • Làm co búi trĩ • Bền thành mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |