Thứ ba, 02/07/2024 | 20:32
RSS

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang - người bệnh trĩ cần biết sớm!

Thứ hai, 10/06/2024, 12:09 (GMT+7)

Bổ trung ích khí thang là bài thuốc được Hải Thượng Lãn Ông dùng để chữa các chứng sa giáng nhất là hạ trĩ. Bài thuốc là giải pháp hiệu quả với người bệnh trĩ.

Bổ trung ích khí thang – bài thuốc mà người bệnh trĩ nên dùng

MỤC LỤC:
Nguồn gốc bài thuốc Bổ trung ích khí thang
Thành phần, cách dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang
Công dụng của Bổ trung ích khí thang
Bổ trung ích khí thang gia giảm và biến pháp
Thuốc Trĩ Đông y - Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Bổ trung ích khí

Nguồn gốc bài thuốc Bổ trung ích khí thang 

Bổ trung ích khí thang là bài thuốc nổi tiếng của Danh y Lý Đông Viên, sau được in trong cuốn “Nội ngoại thương biện” để lưu truyền cho vạn thế.

Về nguồn gốc của bài thuốc, các tài liệu xưa có ghi lại: đây vốn do bài Chỉ truật hoàn của Khiết Cổ lão nhân biến hóa ra, các phép gia giảm đều tuân theo quy tắc rất nghiêm nhưng lại vô cùng tinh diệu. 

Hậu thế sau này vận dụng và phát triển Bổ trung ích khí thang để chữa nhiều thứ bệnh, các chứng tỳ vị khí hư, trung khí hạ hãm, nội thương phát nhiệt, lao tổn cảm hàn, đặc biệt là các chứng sa giáng như a dạ dày, sa ruột, sa lá lách, trĩ, lòi dom… 

Danh y Lý Đông Viên – Cha đẻ của bài thuốc Bổ trung Ích khí thang

Trong cuốn Khôn hóa thái chân (Những điểm trọng yếu về hậu thiên tỳ vị) của Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có đoạn ghi: “Bài Bổ trung ích khí thang do Lý Đông Viên đặt ra, mục đích để điều trị chứng dương hư phát sốt, và người vốn hư lại cảm mạo, nội thương kèm với ngoại cảm…”

Dương hư thì hãm xuống, tà khí nhân dương hư mà nhập vào, do đó bài thuốc này vận dụng tốt nhất là để chữa các bệnh về hậu thiên, đặc biệt là tình trạng hạ thoát hạ hãm dẫn đến nội tạng bị sa. Khi dùng thuốc cần phải tùy vào từng ca bệnh mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. 

Thành phần, cách dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang

Các vị thuốc lấy với lượng như sau: Bạch truật 1 đồng cân (1g), Chích cam thảo 2 đồng cân, Hoàng kỳ 4 đồng cân,  Nhân sâm 1 đồng cân, Sài hồ 1 đồng cân, Thăng ma 1 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân, Xuyên qui 2-4 đồng cân. Có thể thêm sinh khương 3 lát, đại táo 2 quả. 

Sau khi bốc xong thì đem tất cả cắt vụn, trộn lẫn rồi đem đun sắc chung với nước. Canh đến khi lượng thuốc còn lại đủ chia thành 3 bát thì dừng. Chia đều để dùng ba lần trong ngày. Nếu dùng thuốc hoàn sẵn thì mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4-8 gam.

Công dụng của Bổ trung ích khí thang

Lý Đông Viên cho rằng: Cơ thể con người lấy nguyên khí làm cái gốc, mà nguyên khí lại do Tỳ vị bồi đắp, vận hóa từ thức ăn mà thành. 

Thức ăn đi vào cơ thể được tạo thành chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể, nạp theo 12 kinh lạc đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng và duy trì sự sống. 

Tỳ vị có tốt thì ăn uống mới ngon miệng, hấp thu, chuyển hóa mới tốt được. Tỳ vị bị tổn thương, nguyên khí hao hụt, trăm bệnh từ đó mà ra. 

Thăng đề là một loại phép bổ, nằm trong bát pháp của Đông y, có tác dụng bổ khí đi lên, thăng đề dương khí bị hãm ở dưới, làm cho thanh khí thăng vị, trọc khí giáng thấp, nhờ đó mà Tỳ vị được điều hòa. Tỳ vị khỏe, nguyên khí dồi dào, tà sẽ không cần đánh mà tự lui. 

Chính vì vậy mà để chữa các bệnh khí hạ hãm, dương khí hư, thường dùng các vị thuốc có tính thăng thường kèm với tính tán, vị cay, ngọt và ôn nhiệt, ít khi dùng một mình mà thường phối với các vị giáng khí, phát tán. Đấy được gọi là điều hòa khí vị.

Thành phần bài thuốc Bổ trung ích khí thang

Bổ trung ích khí thang là bài thuốc thăng dược, ích khí tiêu biểu. 

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn, quy vào tỳ phế, công dụng bổ khí, sinh cơ, cố biểu, ích vị được dùng làm quân. 

Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo có tác dụng kiện tỳ lý khí, dưỡng huyết hòa trung, là các vị thuốc hỗ trợ dùng làm thần. Ba vị phối hợp có tác dụng cam ôn bổ khí giải quyết các chứng khí h­ư thân nhiệt làm tổn th­ương hỏa. 

Phối ngũ có Trần bì lý khí, Đương quy bổ huyết, đều được dùng làm tá. 

Thăng ma, Sài hồ thăng cử thanh dương, hãm ở dưới, dùng làm sứ. Kết hợp với Hoàng kỳ, có tác dụng thăng dương ích khí, vừa bổ khí vừa thăng đề. 

Bổ trung ích khí thang gia giảm và biến pháp

Lý Đông Viên khi tạo ra thang thuốc Bổ trung lý khí lấy mục đích chính là chữa các chứng dương hư phát sốt, cảm mạo. 

Đến đời nay, các thầy thuốc thường gia giảm, biến hóa từ phương thuốc gốc để chữa nhiều chứng bệnh bằng phương pháp đẩy khí đi lên.

Về biến pháp của bài thuốc này, nổi tiếng có thể kể:

  • Sâm truật ích vị thang: dùng Thương truật, gia Bán hạ, Hoàng Cầm và Ích Trí nhân, dùng để chữa nội thương nhọc mệt, táo nhiệt, hơi thở ngắn, miệng khát, ăn không ngon, đại tiện lỏng nát.
  • Thăng dương thuận khí thang: tức bài Bổ trung bỏ Bạch truật, gia Thảo đậu khấu, Thần khúc, Bán hạ, Hoàng Bá, chữa chứng do ăn uống và làm lụng quá độ mà phát sinh bụng đầy khó chịu, hơi thở ngắn, không thiết ăn uống, ăn không ngon, thỉnh thoảng sợ lạnh. 
  • Ích vị thăng dương thang: là Bổ trung được gia thêm Hoàng cầm sao và Thần khúc, để chữa đàn bà kinh nguyệt không đều hoặc sau khi bị thoát huyết, ăn ít và ỉa chảy.
  • Điều trung ích khí thang: bỏ Đương quy, Bạch truật, gia Mộc hương, Thương truật, chữa vào Tỳ Vị không đều, ngực đầy, tay chân mỏi, ăn ít, hơi thở ngắn, miệng ăn không ngon và chứng ăn vào thổ ra.
  • Điều trung bổ khí thang: gia Bạch thược, Ngũ vị, để chữa chứng khí hư ra nhiều mồ hôi, còn các chứng khác đều giống của bài Điều trung ích khí thang.

Thuốc Trĩ Đông y - Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Bổ trung ích khí

Bổ trung ích khí thang sử dụng 8 vị thuốc bao gồm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì và Cam thảo, là bài thuốc tiêu biểu ích khí, bổ dương khí, thăng đề, phục hồi vị trí búi trĩ sa giãn.

Khi nghiên cứu, dùng Bổ trung ích khí kết hợp thêm các vị thuốc Sen, Ý dĩ, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, kiện tỳ, cầm máu, tiêu sưng. Nhờ vậy mà cho hiệu quả vừa giúp cầm máu, giảm đau, vừa giúp bổ dương khí, nuôi dưỡng tỳ vị, thăng đề đi lên, kéo phần sa ra về vị trí cũ, nên có tác dụng làm co búi trĩ và ngăn tái phát hiệu quả.

Bài thuốc thường được dùng các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Hiện nay, bài thuốc trĩ đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén (ví dụ Thuốc Trĩ Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg 
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg 
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg 
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg 
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg 
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg 
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg 
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg 
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg 
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng 
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
 
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
 
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại