Thứ hai, 01/07/2024 | 05:59
RSS

Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền có gì đặc biệt?

Thứ bảy, 01/06/2024, 05:57 (GMT+7)

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, dễ tái phát nếu không biết cách điều trị. Tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền để hạn chế và ngăn ngừa tái phát.

Tìm hiểu cách điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền

MỤC LỤC
Bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Các thể bệnh và nguyên lý điều trị trĩ trong y học cổ truyền
Các phương pháp điều trị trĩ theo y học cổ truyền

Bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ nằm trong chứng hạ trĩ. Bệnh là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ, khiến cơ nhục, mạch lạc bị tổn thương, sinh ra chứng huyết ứ. Từ đó làm cho mạch lạc bị phình giãn và sa ra ngoài thành hình búi trĩ.

Nhiều bệnh nhân bị trĩ có hiện tượng chảy máu khi đại tiện là do huyết ứ lâu ngày mà ra.

Bệnh trĩ là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Trong “Trung y ngoại khoa học giảng nghĩa” có các nguyên nhân gây bệnh trĩ như sau:

  • Về ăn uống: ăn quá nóng, quá nhiều dầu mỡ, quá cay, no đói thất thường, ăn đồ ăn sống lạnh, uống nhiều rượu…
  • Chế độ sinh hoạt: đứng lâu, ngồi lâu, vác nặng đi xa...
  • Nguyên nhân khác: ỉa chảy mạn tính, táo bón kéo dài, thể chất quá suy yếu, mang thai nhiều lần.

Các nguyên nhân trên có thể làm khí huyết loạn hành, kinh lạc giao cắt dẫn đến huyết ứ, trọc khí hạ trú hậu môn gây nên trĩ.

Ngoài ra, người bệnh sau khi mắc một số bệnh làm rối loạn chức năng của các tạng phủ như can, tâm, tỳ, thận (can khắc tỳ, can tâm thận âm hư, tâm tỳ hư...) gây khí hư, huyết ứ làm trung khí hư hạ hãm sinh ra hạ trĩ.

Các thể bệnh và nguyên lý điều trị trĩ trong y học cổ truyền

Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ và Huyết Trĩ.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ được phân thành các thể như sau:

Thể nhiệt độc (tương ứng với trĩ nội độ 1, 2)

Triệu chứng: Đại tiện có kèm theo máu tươi với nhiều mức độ chảy máu: thấm giấy vệ sinh, nhỏ giọt hoặc thành tia. Người nóng, hậu môn nóng, khối trĩ sa ra ít hoặc không sa, không chảy dịch, không chảy mủ. Tiểu vàng lượng ít, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng. Mạch sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết.

Thể huyết ứ (tương ứng với trĩ tắc mạch)

Triệu chứng: Búi trĩ sưng, chắc, đau nhức, tím sẫm màu, ấn đau, không chảy dịch, không chảy mủ. Đại tiện có máu tươi. Lưỡi tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt. Mạch hoạt.

Pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ huyết.

Tìm hiểu các thể bệnh trĩ để điều trị

Thể thấp nhiệt (tương ứng với trĩ viêm, loét)

Triệu chứng: Vùng hậu môn đau, tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài khó đẩy vào, có thể có điểm hoại tử bề mặt búi trĩ, hoặc có điểm loét chảy dịch vàng hôi, đại tiện táo, lưỡi bệu nhớt, rêu vàng. Mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.

Thể khí huyết lưỡng hư (tương ứng trĩ hỗn hợp, trĩ độ 4)

Triệu chứng: Đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mặt trắng nhợt, người mệt mỏi, đoản hơi. Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm.

Pháp điều trị: Bổ khí huyết chỉ huyết, ích khí thăng đề.

Các phương pháp điều trị trĩ theo y học cổ truyền

Điều trị y học cổ truyền cho bệnh trĩ thường được chỉ định trong:

· Trĩ nội độ 1, 2 có hoặc không kèm theo chảy máu, tắc mạch.
· Trĩ độ 3, 4 có kèm theo các bệnh lý toàn thân nên không thể can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật.
· Chỉ định phối hợp điều trị sau thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt búi trĩ.

Châm cứu

Châm cứu có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, giữ cho các cơ thành mạch được vững chắc và mạnh mẽ.

Các huyệt dùng điều trị bệnh trĩ gồm có: Huyệt Bách Hội, Huyệt Hợp Cốc, Huyệt Trường Cường, Huyệt Đại Chùy, Huyệt Hội Dương, Huyệt Mệnh Môn Hỏa, Huyệt Nhị Bạch...

Tất cả các huyệt trên đều có tác dụng chữa bệnh trĩ, phù hợp với những người có thể trạng kém, an toàn, ít đau đớn và không phải dùng thuốc.

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, những người mới xuất hiện các dấu hiệu trĩ (trĩ nội độ 1, độ 2). Khi trĩ ở mức độ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn thì châm cứu ít có hiệu quả.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt dùng lực tác động tới các huyệt đạo, từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Theo Đông y, bệnh trĩ sinh ra do tình trạng khí huyết ứ trệ, gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.

Xoa bóp bấm huyệt tác động vào các huyệt vị giúp khí huyết lưu thông, tĩnh mạch giãn ra và cải thiện bệnh trĩ.

Điều trị bằng thuốc Trĩ Đông y

Đông y dùng thuốc uống để chống chảy máu, làm co búi trĩ, chống nhiễm trùng, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa tái phát.

Các vị thuốc được sử dụng có vị đắng, tính mát như: Ý dĩ, Sen, Cam thảo, Trần bì, Sài hồ, Thăng ma, Bạch truật, Đương quy, Hoàng kỳ, Đảng sâm...

Các thành phần được gia giảm, phối kết hợp với nhau theo công thức của bài thuốc cổ phương, có công dụng giúp giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ.

Bài thuốc trĩ Đông y đã được bào chế và sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng, đã được Bộ Y tế cấp phép.

Thuốc trĩ Đông y dạng viên nén thường được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Thuốc trĩ Đông y (ví dụ Thuốc Trĩ Nhất Nhất) có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis) 700 mg 
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg 
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg 
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg 
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg 
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg 
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg 
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg 
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg 
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng 
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
 
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, người bị tăng huyết áp.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Người huyết áp cao, trẻ em dưới 10 tuổi.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú - Tác dụng không mong muốn: xem tờ hướng dẫn sử dụng.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022

Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại