Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:21
RSS

Bắc Kạn: Ngổn ngang Dự án 'Làng thanh niên lập nghiệp Hà Hiệu'

Thứ sáu, 24/05/2019, 15:44 (GMT+7)

Dự án xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp Hà Hiệu” - do Tỉnh đoàn Bắc Kạn làm chủ đầu tư khởi công 19/3/2015, dự kiến hoàn thành trong năm 2018 nhưng hiện tại mọi thứ ở đây vẫn ngổn ngang dang dở.

Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?1Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?Đường vào trung tâm dự án "Làng thanh niên lập nghiệp Hà Hiệu"

Dự án “Làng Thanh niên lập nghiệp Hà Hiệu” được khởi công ngày 19/3/2015, tại thôn Lủng Tráng, Xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh bắc Kạn với diện tích 830,04 ha, gồm các hạng mục như đường bê tông trục chính với chiều dài 5 km từ đường 279 đến trung tâm làng; đường nối khu Lủng Tráng với Lùng Cam; đường nhánh nội bộ của 2 khu; công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; hệ thống cấp nước sinh hoạt; điện, thông tin liên lạc, nhà văn hoá, sân thể thao nhà điều hành, phân trường tiểu học, mẫu giáo, khu chuồng trại chăn nuôi đại gia súc tập trung…

Dự án “Làng Thanh niên lập nghiệp Hà Hiệu” với quy mô dự kiến 100 hộ thanh niên, bao gồm 55 hộ hiện tại, 44 hộ thanh niên dân tộc thiểu số di cư đến và tách hộ độc lập, hứa hẹn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo việc làm ổn định cho một bộ phận người dân.

Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?2


Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?3
Hiện tại dự án chỉ xây dựng được 2,5km đường; toàn bộ nhà văn hoá trường học đều là của địa phương xây dựng

Các hộ dân chuyển đến và tách mới sẽ được hố trợ tái định cư, được xây dựng nhà kiên cố, ổn định lâu dài, để các hộ tạo điều kiện thuận lợi khai hoang cải tạo đồng ruộng, đồi nương, trồng trọt chăn nuôi da súc, gia cầm; đầu tư lâm nghiệp, bảo vệ rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất, tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập tiến tới giảm nghèo. Dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động thường xuyên trong vùng dự án và trên 100 lao động thời vụ…

Đặc biệt, làng thanh niên sẽ tập hợp đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động đoàn, hội, là lực lượng quân sự tự vệ, vừa sản xuất vừa phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tỉnh Bắc Kạn. Cũng bởi vậy, dự án đã được Ban Bí thư Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định phê duyệt với tổng số vốn đầu tư là 39,6 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Đời sống Plus, hiện tại khu đất trung tâm dự án nơi xây dựng nhà kiên cố ổn định lâu dài, khu chuồng trại chăn nuồi gia súc gia cầm vẫn chưa thấy thực hiện, chỉ có một nhà điều hành đang xây dựng và một số đoạn san gạt bằng phẳng còn bao quanh khu vực là đồi núi hiểm trở.

Hạng mục đường giao thông chỉ hoàn thành được 2,5 km đường bê tông từ trung tâm làng đến hết đoạn đường lâm nghiệp, còn lại vẫn là đường đất, riêng đường nối khu Lủng Tráng với Lùng Cam; đường nhánh nội bộ của 2 khu vẫn chưa thấy đâu.

Điều kỳ lạ, theo như dự án được phê duyệt thì hạng mục: Nhà văn hoá, sân thể thao, nhà điều hành, phân trường tiểu học, mẫu giáo bắt buộc phải có. Thế nhưng theo thông tin mà PV nắm bắt được, nhà văn hoá; phân trường tiểu học, mẫu giáo toàn bộ đều của địa phương xây dựng, chứ không phải là công trình từ dự án theo như phê duyệt, thiết kế ban đầu.

Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?4


Bắc Kạn: Dự án gần 40 tỉ sau 4 năm triển khai, hiện giờ ra sao?5
Khu trung tâm hiện đang xây dựng nhà điều hành còn lại toàn bộ vẫn chưa thấy triển khai

Trao đổi với PV, ông Nông Văn Tiến – Chủ tịch xã Hà Hiệu cho biết: “Đây là dự án do Tỉnh đoàn Bắc Kạn làm chủ đầu, còn các công trình như nhà văn hoá, trường học là của địa phương xây dựng. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã tiến hành được một ít, có vướng mắc gì thì địa phương chỉ phối hợp giải quyết, hồ sơ diện tích cụ thể, hồ sơ liên quan thì Tỉnh đoàn mới nắm rõ.

Liên hệ với UBND huyện Ba Bể, thế nhưng đại diện văn phóng huyện từ chối với lý do dự án do Tỉnh đoàn Bắc Kạn làm chủ đầu tư, nên hỏi Tỉnh đoàn là rõ nhất. 

Theo nguồn tin riêng của PV, hiện giờ khu đất của dự án đã giao cho các hộ dân bản địa sử dụng hết, còn đất để thanh niên lập nghiệp hiện giờ không có, muốn lấy lại đất phải đền bù. Mặt khác, toàn bộ 830 ha đất dự án hoàn toàn là đồi núi, địa hình dốc không bằng phẳng, đất sản xuất ít, để có hàng trăm ha đất canh tác cho các hộ thanh niên là một điều cực kỳ khó… Dư luận đang hoài nghi về dự án này liệu có khả thi?

Được biết, dự án nói trên từng bị đoàn kiểm tra liên ngành chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, những sai phạm đó chúng tôi sẽ nêu ở kỳ tiếp theo.

Thanh Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN