Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:11
RSS

7 bệnh thường gặp ở người lớn vào dịp Tết và cách phòng tránh

Thứ tư, 02/02/2022, 10:23 (GMT+7)

Tết là dịp để mọi người đoàn viên, sum vầy tuy nhiên nó cũng là thời điểm khiến nhiều người dễ mắc các bệnh như: dị ứng, ngộ độc, tiêu chảy,...Dưới đây là một số các bệnh thường gặp ở người lớn trong dịp Tết và cách phòng tránh.

Tiêu chảy cấp

Theo phong tục, cứ vào dịp Tết, nếp sống và các món ăn tại các gia đình thay đổi. Hoạt động ăn uống là một trong những hoạt động rất phổ biến vào ngày Tết. Đôi khi chúng ta sẽ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, kém vệ sinh từ việc ăn đồ ăn chuẩn bị cho cả Tết.

Việc dùng các món ăn đặc trưng của Tết cũng như thức ăn lưu giữ lâu ngày trong tủ lạnh mà không hay biết điều này rất gây hại cho sức khỏe Chưa kể, việc kết hợp nhiều loại đồ ăn ngày Tết kỵ nhau, gây hại đường tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh là tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có màu vàng hoặc vàng xanh, có thể kèm nôn, sốt. Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy cấp là mất nước, khiến trẻ mệt lả, chân tay lạnh, mắt trũng, thóp lõm, tiểu ít, da khô và nhăn nheo.

Dị ứng thực phẩm

7 bệnh thường gặp ở người lớn vào dịp Tết và cách phòng tránh

Ảnh minh họa

Khi bị dị ứng thức phẩm, người bệnh thường có những triệu chứng như: ngứa toàn thân, da nổi những cục, mảng, đốm xung huyết, xuất huyết. Nếu có biểu hiện nặng như mệt, đau bụng và khó thở, tím tái… người bệnh cần đưa đi viện ngay.

Ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện thường thấy của ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết đó là có triệu chứng đầu tiên là đau bụng sau khi ăn, kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. Người bệnh có hể sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy tìm cách nôn hết số thực phẩm đó ra vì cơ thể không hấp thu được. Bên cạnh đó, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước và muối đã mất. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy trừ khi đi quá nhiều lần và kéo dài, vì cơ thể cần thải ra các chất độc đã xâm nhập. Bệnh nhân tiêu chảy không nên uống nước ép trái cây đậm đặc vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn do làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột.

Ngộ độc rượu, bia

Dịp tết chúng ta thường tổ chức ăn uống nhiều nên việc uống nhiều rượu bia, uống quá nhanh rượu bia có thể dẫn đến ngộ độc, gây ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Nên hạn chế uống rượu bia vào ngày Tết. Trong bữa ăn, cũng như đi chúc Tết chúng ta cũng nên chủ động tránh để không uống quá nhiều bia rượu, gây ngộ độc. Ngoài ra chế độ ăn uống cũng nên chú ý. Không ăn quá nhiều đồ ngọt và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Đột quỵ

7 bệnh thường gặp ở người lớn vào dịp Tết và cách phòng tránh

Ảnh minh họa

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng cho cuộc sống sau này. Triệu chứng của bệnh gồm: đau ngực trái, khó thở; mệt mỏi, tê cứng ở cánh tay, chân, mặt hay một bên cơ thể; hoa mắt, choáng váng khiến không nhìn thấy mọi vật, sây xẩm mặt mày, đứng không vững, khó nghe và khó nói.

Để phòng tránh bị đột quỵ, đặc biệt trong dịp Tết, mọi người cần có các biện pháp dự phòng như chống béo phì, tập thể dục thường xuyên, không ăn mặn, hạn chế mỡ, hạn chế đường, giảm bia rượu; nếu có bệnh thì điều trị để hạ mỡ máu, phòng chống tăng huyết áp, ổn định đường huyết.

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp chủ yếu là do uống nhiều rượu và sử dụng các chất kích thích như cà phê, ớt…Biểu hiện của bệnh là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện Xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu và đại tiện phân đen, phải được đưa đến bệnh viện.

Khi bị Viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm tuyến tụy, người bệnh tuyệt đối không uống các loại nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu... vì loại trái cây này có nhiều chất hữu cơ làm tăng axít dạ dày, gây ợ nóng.

Táo bón

7 bệnh thường gặp ở người lớn vào dịp Tết và cách phòng tránh

Ảnh minh họa

Nguyên nhân táo bón có thể là do chế độ ăn ít chất xơ và thiếu vận động; lạm dụng cà phê và các loại nước giải khát có chứa cafein càng làm cho cơ thể mất nước. Để tránh bị táo bón trong ngày Tết, bạn nên ăn đủ chất xơ (lớn hơn hoặc bằng300g rau/ngày), uống nhiều nước ( từ 6-8 cốc nước mỗi ngày, tương đương từ 1,5-3 lít), các loại nước trái cây, nước rau luộc cũng rất tốt.

N.H (T/h)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại