Bé sổ mũi xanh lâu ngày khiến cho nhiều mẹ lo lắng
Theo các chuyên gia Nhi khoa thì sự chuyển giao của hệ miễn dịch từ mẹ sang trẻ qua nhau thai vào cuối thai kỳ giúp trẻ được thừa hưởng khả năng miễn dịch của mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài tới khoảng 6 tháng tuổi. Khi các kháng thể này mất đi, hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu phải làm việc. Đây là lý do vì sao từ độ tuổi này trẻ dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, bé sổ mũi là hiện tượng bình thường.
Dù trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sổ mũi xanh, kéo dài thì đều là do bé gặp vấn đề về hệ hô hấp. Bố mẹ nên thực hiện các biện pháp đơn giản để giảm bớt tình trạng sổ mũi ở trẻ nhanh chóng.
Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị sổ mũi do hệ miễn dịch đang phát triển
Hầu hết trường hợp bé sổ mũi là do nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc bị cảm lạnh. Bệnh cúm và các virus đường hô hấp khác (như RSV) cũng có thể gây ra sổ mũi.
Một số nguyên nhân khác khiến bé sổ mũi như:
Tuy nhiên, bé bị sổ mũi không phải nhất thiết đều là do nhiễm trùng hoặc kích ứng từ môi trường gây ra. Đôi khi thời tiết lạnh cũng sẽ gây ra tình trạng sổ mũi tạm thời. Do vào mùa đông, không khí khô hơn khiến chất nhầy trong mũi được tạo ra nhiều hơn để giữ ẩm cho khoang mũi.
Sổ mũi ở trẻ do cảm lạnh thường sẽ kéo dài hơn một tuần. Bởi virus cảm lạnh thường tồn tại trong khoảng 10 ngày. Thông thường sổ mũi sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày tuy nhiên cũng có người chỉ bị sổ mũi 1 hoặc 2 ngày.
Nếu tình trạng bé sổ mũi lâu ngày, kéo dài hơn hai tuần thì nên đưa bé đi khám. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và loại trừ các nguyên nhân sổ mũi khác như nhiễm RSV hoặc viêm xoang.
Bé sổ mũi xanh là hiện tượng khá thường gặp
Nhiều cha mẹ cho rằng nếu nước mũi trẻ chuyển sang màu xanh lá cây nghĩa là bé đang bị bệnh nhiễm trùng và cần phải dùng tới kháng sinh. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn chính xác. Mẹ có thể nhận biết nguyên nhân bé sổ mũi do mọc răng hay không thông qua màu sắc của nước mũi.
Nếu nước mũi bé trong và chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày thì có thể là việc tiết nhiều chất lỏng và phản ứng viêm khi mọc răng. Hoặc bé sổ mũi cũng có thể do trẻ bị nhiễm virus cảm lạnh tuy nhiên nếu do nhiễm virus thì bé sổ mũi lâu ngày hơn.
Khi trẻ tiếp xúc với vi trùng thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại yếu tố gây bệnh. Cơ thể sẽ tăng cường sản xuất chất nhờn để tống virus hoặc vi khuẩn ra ngoài.
Sau 2 hoặc 3 ngày, chất nhầy chứa vi khuẩn hoặc virus xuất hiện để chống lại nhiễm trùng. Nước mũi khi đó có thể chuyển sang nhiều màu khác nhau, từ trắng trong chuyển sang vàng hoặc xanh lá cây. Sổ mũi các màu này đều là hiện tượng bình thường và không cần phải dùng tới kháng sinh nếu không được bác sĩ chỉ định.
Nên nhỏ nước mũi sinh lý cho bé để giúp làm loãng đờm cho trẻ khi bị sổ mũi
Bạn không biết làm thế nào để chăm sóc và trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả? Hãy áp dụng ngay 6 cách dưới đây:
Sổ mũi có thể được điều trị đơn giản bằng cách sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy trong mũi của bé. Thời điểm hút mũi mẹ nên thực hiện trước khi cho bé bú hoặc ăn để bé có thể thở tốt hơn và ăn ngon hơn.
Khi sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ các mẹ nên cẩn trọng và nhẹ nhàng tránh làm rách niêm mạc mũi của bé.
Dù bạn đang sử dụng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra cho trẻ hay chỉ lau nước mũi cho bé bằng khăn giấy, thì trước hết vẫn nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của bé để làm loãng dịch nhầy.
Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi đều phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi dung dịch nước muối giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi và giúp loại bỏ dịch mũi dễ hơn.
Dù nguyên nhân nào khiến bé sổ mũi thì bổ sung nước vẫn cần thiết để tránh mất nước. Nếu bé còn bú mẹ thì nên khuyến khích trẻ bú nhiều hơn. Với những trẻ lớn thì nên khuyến khích trẻ uống thêm nước lọc, nước cam...
Nếu không khí quá khô, hãy dùng máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm phun sương giúp làm ẩm không khí, giảm khô và kích ứng mũi xoang. Tuy nhiên, nếu thời tiết nồm ẩm và mưa nhiều thì không nên dùng máy tạo độ ẩm, thay vào đó hãy dùng máy hút ẩm.
Một số loại tinh dầu cũng giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở hơn, ví dụ như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp.
Bôi tinh dầu vào lòng bàn chân của trẻ, thoa lên ngực hoặc nhỏ vài giọt lên gối để giúp trẻ giảm sổ mũi hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên bôi dầu vào trước và bên trong cánh mũi của bé tránh rát, bỏng da.
Xịt mũi nước biển chính là giải pháp hiệu quả giúp giảm sổ mũi cho bé. Khi lựa chọn dung dịch xịt mũi cho trẻ mẹ nên ưu tiên lựa chọn bình xịt mũi phun sương chứa muối biển và các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc của bé. Tiêu biểu như dung dịch vệ sinh mũi Zenko.
Dùng dung dịch vệ sinh mũi Zenko khi bé sổ mũi sẽ giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng trong khoang mũi, đào thải chúng ra ngoài cùng bụi bẩn, vi khuẩn giúp hỗ trợ làm sạch niêm mạc mũi. Vì thế, sử dụng dung dịch vệ sinh mũi sẽ giúp trẻ giảm sổ mũi hiệu quả.
ZENKO – Xịt sạch thông mũi Zenko giúp giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương nước biển sâu của Pháp Liều dùng: • Người lớn: Xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần. • Trẻ em: Xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần. ZENKO được sản xuất theo công thức nhượng quyền của Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc, Minneapolis, MN 55421, USA. Chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) |