Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:04
RSS

4 biện pháp nên làm để ngăn ngừa tụt lợi khi niềng răng

Thứ ba, 22/03/2022, 13:35 (GMT+7)

Niềng răng là một lựa chọn tuyệt vời để làm đều răng và có nụ cười đẹp. Tuy nhiên, tụt lợi khi niềng răng khiến nhiều người e ngại vì gây mất thẩm mỹ và nhiều nguy cơ khác.

tụt lợi khi niềng răng

Tình trạng tụt lợi khi niềng răng có nhiều người gặp phải

Thế nào là tụt lợi?

Tụt lợi là tình trạng phần rìa mô nướu xung quanh răng bị tụt lại hoặc mòn đi, lộ ra nhiều chân răng hơn. Trong tình trạng này, khoảng trống được hình thành giữa viền nướu và răng là nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi.

Điều trị chỉnh nha có thể làm tăng nguy cơ tụt lợi, nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Các nha sĩ trước tiên sẽ đảm bảo rằng tình trạng lợi phải khỏe mạnh trước khi tiến hành điều trị chỉnh nha.

Răng ê buốt là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Khi điều này xảy ra, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn và đồ uống nóng, lạnh, có tính axit và cay. Một dấu hiệu đáng kể khác là răng trông dài hơn trước, trên răng xuất hiện một đường sậm màu dọc theo đường viền nướu.

tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi khiến răng lộ ra nhiều hơn và trở nên nhạy cảm hơn

Nguyên nhân gây ra tụt lợi khi niềng răng là gì?

Điều trị chỉnh nha có thể làm tăng nguy cơ nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất.

Một số lý do dẫn đến tụt lợi khi niềng răng là:

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian để làm sạch răng hơn bình thường. Nếu không cẩn thận và kiên nhẫn để làm sạch răng ở từng kẽ răng và giữa răng với mắc cài, những mảng bám thức ăn còn sót lại sẽ tạo thành mảng bám cao răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về nướu răng trong đó có tình trạng tụt lợi.

Thói quen đánh răng mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông cứng khiến nướu răng dễ bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi.

tụt lợi khi niềng răng

Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi khi niềng răng

Mắc các bệnh răng miệng trước khi niềng răng

Nếu có dấu hiệu của viêm nha chu, viêm chân răng trước khi niềng răng nhưng không được thăm khám cẩn thận và điều trị triệt để thì bạn có nguy cơ cao bị tụt lợi khi niềng răng.

Do kỹ thuật khi niềng răng không phù hợp

Mặc dù điều trị chỉnh nha như niềng răng mang lại nụ cười đẹp bằng cách điều chỉnh khớp cắn và làm thẳng răng, nhưng đôi khi có thể gây ra tình trạng tụt lợi. Niềng răng kéo răng từ vị trí tự nhiên của chúng sang vị trí mới. Đồng thời, niềng răng tác dụng lực nén vĩnh viễn lên xương hàm, nếu lực xiết này quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến xương bị thoái hóa. Trong tình trạng này, nướu cũng di chuyển theo xương dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

Điều trị tụt lợi khi niềng răng bằng cách nào?

Trong thời gian niềng răng, bạn cần theo dõi kỹ nướu răng và chải răng nhẹ nhàng. Nếu bị tụt lợi, cần ngay lập tức đến nha khoa thăm khám để xác định nguyên nhân gây tụt lợi và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Nếu tình trạng tụt lợi chỉ ở mức độ nhẹ, nướu chỉ mới có biểu hiện viêm nhiễm do mảng bám, cao răng, thì bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch. Quá trình này có thể thực hiện trong khi bạn vẫn đeo niềng. Nếu nguyên nhân gây tụt lợi là do niềng răng sai cách, bác sĩ có thể sẽ tháo mắc cài để điều trị tình trạng nướu răng, sau đó mới tiếp tục chỉnh nha.

Nếu bạn đang cân nhắc đến việc chỉnh nha nhưng có một số e ngại vì nguy cơ tụt lợi khi niềng răng, điều quan trọng cần lưu ý là tụt lợi trong đa số các trường hợp không phải do điều trị chỉnh nha đơn thuần. Bởi trước khi niềng răng, bác sĩ chỉnh nha sẽ hỏi về tiền sử tụt nướu và bệnh nướu răng cùng với tiền sử gia đình. Sau khi kiểm tra và đánh giá nha khoa chính xác và răng đã được làm sạch, đó là lúc nha sĩ sẽ bắt đầu quá trình niềng răng.

Ngăn ngừa tụt lợi khi niềng răng như thế nào?

Niềng răng có thể gây tụt lợi nhưng đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Vệ sinh răng miệng vẫn là nguyên nhân cơ bản. Vì vậy, nếu bạn có ý thức vệ sinh răng miệng và đảm bảo rằng nướu của bạn khỏe mạnh, bạn có thể ngăn chặn hiệu quả tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng trong thời kỳ niềng răng:

1. Chọn bàn chải và kem đánh răng

Nên chọn bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thuôn để không gây tổn thương mô lợi và len lỏi được vào sâu trong góc hàm.

Ngoài ra, bạn rất dễ bị ê buốt răng trong quá trình chỉnh nha, vì vậy nên lựa chọn kem đánh răng có fluoride sẽ cải thiện rất tốt tình trạng này.

2. Sử dụng bàn chải kẽ

Thức ăn rất dễ bám trên răng khi chỉnh nha và bàn chải thông thường không đủ để loại bỏ chúng. Hãy sử dụng thêm một bàn chải đánh răng chuyên dụng khi niềng răng, để len lỏi vào các khoảng trống nhỏ giữa răng và mắc cài, tích cực làm sạch răng sau khi ăn uống để đảm bảo răng luôn sạch sẽ, hạn chế viêm nhiễm, giảm nguy cơ tụt lợi khi niềng răng.

tụt lợi khi niềng răng

Nên sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch không gian giữa răng và mắc cài

3. Sử dụng chỉ nhà khoa để làm sạch kẽ răng

Đánh răng thông thường không thể làm sạch các kẽ răng, chính vì vậy bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn để làm sạch răng. Khi niềng răng, dây cung sẽ cản trở việc luồn chỉ vào kẽ răng, bạn cần luồn sợi chỉ qua dây cung, sau đó bắt đầu thao tác làm sạch.

4. Sử dụng nước ngậm răng miệng

Thay vì sử dụng nước súc miệng, nước ngậm răng miệng thảo dược sẽ mang lại tác dụng hai trong một, vừa làm sạch răng, vừa hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Sử dụng nước súc miệng thường xuyên là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

Nên dùng nước ngậm răng miệng sau khi đánh răng 2 lần/ngày. Thời gian ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5 phút. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi vào các kẽ răng và niềng răng, giúp hỗ trợ làm sạch tối ưu.

Nước ngậm răng miệng có thành phần thảo dược, không những giúp làm sạch mà còn giúp hơi thở thơm tho hơn.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

tụt lợi khi niềng răng Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, giảm ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

 NSX: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại