Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:44
RSS

6 cách giảm nhức răng khôn hiệu quả dễ áp dụng

Thứ năm, 10/02/2022, 10:30 (GMT+7)

Nhức răng khôn là cảm giác vô cùng khó chịu. Có thể áp dụng nhiều cách giảm nhức răng khôn ngay tại nhà để giảm nhanh tình trạng này.

giảm nhức răng khôn

Có thể áp dụng nhiều cách giảm nhức răng khôn hiệu quả

Mô tả các triệu chứng đi kèm nhức răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng ở vị trí trong cùng của khung hàm, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Mọc răng khôn thường xảy ra ở độ tuổi từ 17 đến 25, khi đó cung hàm đã hoàn thiện nên thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sưng đỏ nướu: cũng giống như những chiếc răng khác, khi mọc răng số 8 cũng gây ra hiện tượng sưng, đỏ nướu. Đối với mọc răng khôn hàm trên, bạn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường. Đối với hàm dưới thì bạn có thể cảm nhận thấy nướu sưng và phồng lên.
  • Đau nhức: đây la tình trạng hay gặp nhất. Đau nhức khi mọc răng khôn thường rất dữ dội do lúc này xương hàm đã hoàn thiện, độ cứng lớn nên khi răng khôn mọc ra sẽ đau hơn mức bình thường.
  • Sốt: nhiều người cũng gặp phải tình trạng sốt khi mọc răng khôn. Tuy sốt không cao nhưng trạng thái sốt âm ỉ kéo dài kèm theo ăn uống không ngon miệng nên càng khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Hôi miệng: khi xuất hiện tình trạng đau nhức sẽ dẫn đến tình trạng khó vệ sinh sạch sẽ, mảng bám thức ăn còn sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

giảm nhức răng khôn

Sưng đỏ nướu vùng răng hàm là dấu hiệu của đau nhức răng khôn

Đau nhức răng khôn có tự hết không?

Khác với khi mọc răng sữa hoặc các răng vĩnh viễn khác, thời gian răng khôn mọc thường rất lâu, có thể 1 – 2 năm hoặc kéo dài đến 3 – 5 năm. Răng khôn mọc theo từng giai đoạn, mỗi lần mọc có thể mất vài tuần hoặc đến cả tháng.

Thông thường, tình trạng nhức răng khôn sẽ kết thúc sau khi răng dừng mọc. Sau một thời gian răng khôn mọc lại thì cảm giác đau nhức lại tiếp tục, cho đến khi răng mọc xong hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu răng khôn bị viêm nhiễm hoặc sâu răng thì các cơn đau nhức có thể kéo dài âm ỉ ngày này qua ngày khác, cho đến khi các bệnh lý này được điều trị.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Mọc ngầm, mọc lệch
  • Chèn ép, gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
  • Bị sâu, gây viêm nướu, mưng mủ, u nang
  • Nhổ răng số 8 để niềng răng

Trước khi tiến hành nhổ răng, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và sức khỏe của người bệnh. Nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu về sức khỏe, sẽ tiến hành nhổ răng khôn.

giảm nhức răng khôn

Nên nhổ răng khôn khi gặp tình trạng răng mọc lệch

Không nên nhổ răng khôn khi nào?

Có một số trường hợp nha sĩ thường khuyên không nên nhổ răng khôn như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, máu khó đông, tiểu đường…
  • Người đang bị ốm
  • Răng khôn gây viêm lợi nặng chưa được điều trị.

Ngoài ra, nếu răng khôn mọc thẳng không gây sưng đau hoặc chèn ép những răng bên cạnh, thì cũng không cần phải nhổ.

6 cách giảm đau nhức răng cùng, nhức răng khôn

Đau nhức là hiện tượng thường gặp khi mọc răng khôn. Bạn có thể tham khảo 8 cách chữa đau nhức răng khôn hiệu quả tại nhà sau đây

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá là phương pháp làm tê, giảm đau nhức răng khôn tạm thời. Bạn chỉ cần bọc đá lạnh vào 1 lớp vải sạch và chườm vào vùng đau nhức phía bên ngoài má từ 5-10 phút. Phương pháp này giúp giảm đau nhanh, nhưng chỉ mang tính tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm.

giảm nhức răng khôn

Chườm đá giúp làm giảm nhanh đau nhức răng

2. Dùng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng đau xảy ra quá mức, gây ra nhiều phiền thoái thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng đúng liều như hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để hạn chế các tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh được chỉ định cho trường hợp mọc răng khôn có kèm theo tình trạng viêm nhiễm và thường kết hợp cùng với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà chỉ dùng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn.

3. Dùng tỏi

Giã nát một tép tỏi tươi và trộn với một ít muối, sau đó đắp lên vùng răng bị đau. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 15 phút sẽ giúp giảm đau nhức răng.

4. Dùng hành tây

Lấy một ít hành tây rồi nhai khoảng 3 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Chất hóa học từ hành tây sẽ giúp giảm viêm, giảm đau nhức răng hiệu quả.

5. Dùng nghệ

Giã nát 1 củ nghệ tươi rồi đắp vào vùng răng bị đau. Khi cảm thấy các cơn đau đã dịu bớt thì nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.

6. Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược

Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược có chứa các thành phần như Lá lấu, Xuyên tiêu, Cam thảo giúp hỗ trợ làm giảm nhanh các tình trạng đau nhức răng miệng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng hiệu quả.

Nước ngậm răng miệng thảo dược cũng giúp hỗ trợ sát khuẩn răng miệng tối ưu, giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh răng miệng.

Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất

giảm nhức răng khônCông dụng:

Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại