Tụt lợi là dấu hiệu của bệnh về răng miệng
Bị tụt lợi là gì?
Tụt lợi hay còn được gọi là tụt nướu hay teo rút nướu là tình trạng nướu bị rút về phía chân răng. Từ đó khiến răng trông dài hơn bình thường. Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị lộ ra. Tình trạng tụt lợi thường xuất hiện chủ yếu ở những răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh.
Tụt lợi khiến răng trông dài hơn bình thường
Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm hoặc cả hàm trên và dưới. Không chỉ bị lộ chân răng, khi bị tụt lợi chân răng còn có thể xuất hiện các biểu hiện kèm theo sau:
- Tụt lợi chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa
- Lợi có dấu hiệu sưng, đỏ
- Lợi bị đau hoặc khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Lợi bị rút (teo) lại rõ rệt
- Răng lung lay.
Nguyên nhân bị tụt lợi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi hở chân răng, bao gồm:
- Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng lợi do vi khuẩn phá hủy. Khi bị viêm nha chu, mô lợi và các tổ chức hỗ trợ nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, từ đó gây tụt lợi.
- Di truyền: Theo nghiên cứu có tới 30% dân số có cơ địa nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh về nướu.
- Đánh răng quá mạnh: Khi bạn đánh răng quá mạnh hoặc sai cách hoặc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng gây tác động không tốt khiến lợi cũng dần dần bị tụt.
Đánh răng quá mạnh có thể gây tổn thương đến lợi
- Vệ sinh răng miệng chưa hợp lý: Vệ sinh răng miệng hàng ngày không sạch sẽ dẫn đến cao răng xuất hiện. Nếu cao răng tích tụ quá nhiều có thể gây viêm nha chu và tụt lợi chân răng.
- Thay đổi nội tiết tố: Khi phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố (dậy thì, mang thai và mãn kinh) lợi sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến nhiều vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng hơn.
- Thói quen xấu như thường xuyên siết chặt hoặc nghiến răng có thể gây quá nhiều lực trên răng, khiến lợi ngày càng bị tụt.
- Đeo đồ trang sức ở môi hoặc lưỡi: Ở những vị trí này, đồ trang sức có thể ma sát và kích thích vào lợi, khiến các mô lợi dần dần bị bào mòn.
- Răng bị xô lệch có thể tác động lực rất lớn vào lợi và xương của các răng kế cận, khiến các răng kế cận dần bị tụt lợi. Răng bị xô lệch có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do bẩm sinh và là hậu quả của việc mất răng.
Có hiện tượng lợi bị tụt phải làm sao?
Tụt lợi hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu tình trạng tụt lợi ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp làm sạch tại vùng bị tụt lợi, loại bỏ các mảng bám và cao răng trên bề mặt răng. Các loại thuốc kháng sinh cũng có thể được áp dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Với những trường hợp tụt lợi nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu, bạn sẽ cần phải được can thiệp các thủ thuật nha khoa phức tạp để phục hồi lại những tổn thương do phần lợi bị tụt gây ra. Phương pháp can thiệp hữu hiệu giúp giải quyết tình trạng tụt nướu bao gồm: nạo nướu và giảm kích thước của túi nha, khôi phục lại phần mô xương đã bị tiêu biến, ghép mô lợi để tái tạo lại hình dạng bình thường cho lợi.
Phẫu thuật ghép nướu giúp phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục diễn ra
Để phòng ngừa hiện tượng tụt lợi chân răng, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cực kỳ quan trọng. Sử dụng nước ngậm răng miệng là giải pháp hiệu quả để loại bỏ tốt hơn những vi khuẩn trong khoang miệng. Với nước ngậm răng miệng, thời gian lưu trữ dung dịch tại khoang miệng lâu hơn, giúp hỗ trợ diệt khuẩn, giảm viêm và làm sạch tốt hơn.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, giảm ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ 1800.6689
|