Thứ năm, 25/04/2024 | 07:06
RSS

Cô gái bỏ vài chục triệu để niềng răng, "vẩu" vẫn hoàn "vẩu"

Thứ năm, 26/12/2019, 16:15 (GMT+7)

Răng bị xô lệch hoặc tái phát trở lại sau khi tháo mắc cài niềng là điều không ai mong muốn, cả khách hàng lẫn bác sĩ. Vậy nguyên nhân này do đâu?

Răng xô lệch, tái phát sau khi tháo mắc cài niềng răng do đâu?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nhằm căn chỉnh các tình trạng răng hô, móm, thưa, mọc lệch lạc… Điều này giúp mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin.

Không thể phủ nhận sức mạnh kỳ diệu của phương pháp này là tạo sự cân đối cho khuôn mặt và có khả năng thay đổi diện mạo của một người.  Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những tác hại và không phải 100% trường hợp thực hiện đều đạt được kết quả như mong đợi.

Cụ thể như trường hợp của chị Hà (28 tuổi, Thái Nguyên) bị hô răng từ nhỏ, do công việc mới đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng khiến chị tự ti và chọn đến cơ sở nha khoa để niềng răng. Sau khi đã kết thúc phác đồ, chị được bác sĩ tháo niềng răng. Tuy nhiên, vừa tháo mắc cài được 3 tháng thì răng chị lại có dấu hiệu hô trở lại khiến chị vô cùng hoang mang vì chi phí chị bỏ ra niềng răng không phải nhỏ.

Cũng một trường hợp tương tự như trên, chị Sâm (42 tuổi, Thanh Hóa) cũng bỏ ra số tiền 40 triệu đồng để niềng răng vì răng thưa, nhưng sau 5 tháng răng của chị đã quay trở lại như ban đầu khiến bao công sức và tiền bạc chị bỏ ra để tân trang lại hàm răng như 'muối bỏ biển'.

Vậy để trả lời cho câu hỏi nguyên nhân gì khiến nhiều khách hàng không đạt được hiệu quả niềng răng như mong muốn, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Đông, Hà Nội để được giải đáp thắc mắc này.

Theo bác sĩ Liên, việc niềng răng để chỉnh sửa tình trạng hô, móm, mọc lệch... nhưng sau khi tháo mắc cài bỗng chốc tái phát do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể là do khách hàng không kiên trì theo hướng dẫn quy trình chăm sóc răng sau niềng của bác sĩ. Khi niềng vào vị trí rồi phải duy trì thêm khoảng 1 năm nữa. Vì vậy, việc duy trì đeo niềng thường xuyên để hạn chế những nguy cơ xô lệch hoặc tái phát sau chỉnh nha là rất cần thiết.

Ngoài ra, có những tác dụng phụ không mong muốn khi niềng răng được bác sĩ Liên cho hay, trong quá trình niềng răng có thể sẽ bị tụt răng, viêm lợi. Trường hợp khách hàng còn trẻ, việc chỉ định điều trị sai có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng sau này cũng như không thể có thẩm Mỹ như mong muốn.

Tiêu xương ổ răng, chân răng khiến chân răng bị rút ngắn lại trong khoảng thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, do chân răng chỉ bị tiêu phần nhỏ.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị tiêu mất 50% chân răng, điều này có thể gây ra những thay đổi đáng kể đến sức khỏe lâu dài của họ.

Để đảm bảo hiệu quả sau niềng răng khách hàng cần đảm bảo quy trình chăm sóc sau khi niềng như sau: Chải răng đúng cách bằng bàn chải kẽ răng vì nó dễ chui vào các góc và kẽ cũng như không gây tổn thương lợi; Xúc miệng sau ăn bằng nước xúc miệng không cồn, có kháng sinh tự nhiên (thảo dược).

Bác sĩ cũng khuyên các bạn sau khi tháo niềng nên chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra độ ổn định của răng như: 

Chải răng đúng cách bằng bàn chải kẽ răng vì nó dễ chui vào các góc và kẽ cũng như không gây tổn thương lợi; Xúc miệng sau ăn bằng nước xúc miệng không cồn, có kháng sinh tự nhiên (thảo dược).

Nếu thấy răng có khuynh hướng xô lệch trở lại, bác sĩ sẽ can thiệp ngay như gắn lại mắc cài một vài cái răng để đảm bảo khớp cắn. 

Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN