Niềng răng chỉnh nha là phương pháp khắc phục tình trạng răng hô, khấp khểnh một cách hiệu quả mà vẫn bảo tồn răng thật một cách tối đa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng được bởi nếu có nó có thể sẽ gây nguy hại đến tính mạng của bạn.
Bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Đông, Hà Nội chỉ ra các trường hợp chống chỉ định không nên niềng răng sau:
Bị nha chu viêm nặng
Nha chu là một bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng. Hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng để biết mình có bị mắc bệnh nha chu hay không vì độ chắc chắn của răng là yếu tố chính ảnh hưởng đến thành công của một ca niềng răng chỉnh nha.
Trên hàm có nhiều răng giả, răng bọc sứ
Răng sứ có độc bóng nhất định nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vì vậy, việc gắn keo để gắn mắc cài trên răng sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó cùi răng thật còn có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Mắc các bệnh lý toàn thân
Những người mắc bệnh lý toàn thân như: Bệnh tâm thần, thần kinh, tim mạch... không nên niềng răng bởi khả năng chống lây nhiễm kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, dễ gây nhiễm trùng nặng.
Quy trình niềng răng gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát xem tình trạng răng, xương hàm, cung hàm
Bác sĩ thăm khám tổng quát
Chỉ định chụp phim
Lấy dấu hàm
Khi đã nắm rõ tình trạng răng, xương hàm... nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng.
Đây được cho là cơ sở để bác sĩ thiết kế mắc cài tương ứng với cung hàm của từng người. Việc làm này cũng nhằm đảm bảo tính chính xác khi bác sĩ bắt đầu lắp mắc cài lên trên mỗi răng.
Bước 2: Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài phù hợp
Trên cơ sở số liệu đã thu được, lấy dấu hàm và phim chụp, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng sạch trước khi chính thức gắn mắc cài
Trước khi chính thức tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận nhất có thể.
Toàn bộ phần cao răng sẽ được lấy sạch để hạn chế tối đa chất bẩn đọng lại trong miệng - bởi sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bước 4: Gắn mắc cài
Ngay sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ trực tiếp gắn mắc cài lên từng răng. Tùy từng trường hợp, những mắc cài này sẽ được gắn cố định trên bề mặt ngoài (hoặc trong) của răng bởi một loại keo dán đặc biệt.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý đặc biệt mà bác sĩ nhấn mạnh đó là khi gắn mắc cài, phần nước bọt ở trong miệng của người gắn cần được loại bỏ sạch. "Chỉ cần 1 chút nước bọt dính vào thôi, keo dán có thể không phát huy hết hiệu quả của nó".
Bước 5: Đi dây cung, đeo thun định hình
Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo mắc cài ở vị trí chính xác nhất trên mỗi chiếc răng. Vị trí mắc cài ở đâu trên răng cũng sẽ phần nào quyết định lực kéo của dây cung và dây
Khi đã chắc chắn về vị trí mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành "đi dây" cung và sử dụng thun liên hàm phù hợp.
Sự dịch chuyển giữa các răng được tạo ra bởi lực kéo cơ học của dây thun và không gây đau đớn như tác động phổ biến của lực cơ học vẫn tạo ra.
Các dây thun kết nối sẽ giúp răng phối hợp, dịch chuyển hài hòa với nhau. Chỉ đến khi trật tự sắp xếp giữa các răng ổn nhất thì kết quả công đoạn niềng răng mới đạt yêu cầu.
Bước 6: Thay dây thun định hình theo lịch khám
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn thăm khám để có thể nắm được rõ sự dịch chuyển của răng cũng như thay dây thun (nếu bị dão) của người dùng.
Bước 7: Cố định và duy trì kết quả chỉnh nha
Tuỳ vào từng trường hợp bệnh mà bạn sẽ mất khoảng 1,5 - 2,5 năm "đeo niềng" răng. Sau khi răng đã về vị trí ổn định, bác sĩ có thể tiến hành gỡ niềng răng và cho bạn sử dụng niềng răng cố định nhằm giữ răng ở vị trí đúng như vậy trong khoảng 3 - 6 tháng nữa trước khi kết thúc hoàn toàn quá trình niềng răng.